Trẻ biếng ăn phải làm thế nào: 5 điều mẹ cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ biếng ăn là tình trạng phổ biến, xảy ra ở nhiều trẻ và vẫn luôn là vấn đề đau đầu của bố mẹ. Trẻ biếng ăn phải làm thế nào? Nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng này? Mời ba mẹ cùng đọc bài viết để tìm hiểu rõ hơn và có biện pháp đẩy lùi chứng biếng ăn ở trẻ.

1. Triệu chứng của trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn

Biếng ăn kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, đồng thời khiến ba mẹ stress.

Trước khi giải đáp câu hỏi: Trẻ biếng ăn phải làm thế nào, chúng ta cùng điểm danh các triệu chứng ở trẻ biếng ăn nhé.

Khi biếng ăn, trẻ thường có các biểu hiện sau:

– Bé thường không ăn hết suất và bữa ăn có thể kéo dài hơn 30 phút.

– Khi thấy đồ ăn bé thường quấy khóc, cáu gắt, khó chịu.

– Ngậm thức ăn lâu trong miệng, không chịu nuốt.

– Bé chậm tăng cân hoặc không tăng cân trong thời gian dài.

– Trẻ có thể bị nôn trớ khi nhìn thấy đồ ăn.

2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ?

Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ rất đa dạng. Tuy nhiên, trẻ biếng ăn kéo dài thường do bệnh lý hoặc những thay đổi bên trong cơ thể, môi trường sống xung quanh.

2.1. Trẻ biếng ăn do bệnh lý

Những bệnh lý gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ bố mẹ nên biết như:

– Khi bị viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi hoặc viêm tuyến nước bọt con nhai có cảm giác đau, khó chịu sinh ra tâm lý sợ bữa ăn.

– Các chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu, lười ăn, chậm lớn. Đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh bé trẻ bị rối loạn co bóp dạ dày, loạn khuẩn đường ruột, tiết dịch trong dạ dày…

– Trẻ khi mắc các bệnh như sốt siêu vi, cảm cúm, sốt phát ban thường có dấu hiệu viêm đường hô hấp, khiến trẻ khó nuốt làm trẻ lười ăn hoặc không muốn ăn.

– Khi cơ thể bị nhiễm bệnh, cơ thể bé bị mất đi một lượng lớn vitamin A,B,C khiến trẻ mệt mỏi và chán ăn.

– Nhiễm giun sán trong đường ruột cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

Giun sán gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé khiến con chán ăn

2.2. Một số thói quen xấu khiến trẻ biếng ăn

Bố mẹ cho con ăn theo một số thói quen sau đây dễ dẫn đến biếng ăn ở trẻ như:

– Vừa ăn vừa xem các chương trình giải trí bé thường mất tập trung, bị xao nhãng bữa ăn.

– Bữa ăn kéo dài khiến trẻ chán ăn

– Ép trẻ ăn quá nhiều

– Không sử dụng đa dạng thực phẩm, đặc biệt là những món ăn bé thích

– Cho bé ăn vặt nhiều trong ngày

– Không khí bữa ăn căng thẳng hoặc bé phải dùng bữa riêng

2.3. Trẻ biếng ăn do yếu tố sinh lý

Trẻ biếng ăn phải làm thế nào

Trẻ biếng ăn phải làm thế nào là trăn trở của rất nhiều ông bố, bà mẹ.

Khi trẻ bước vào giai đoạn biết đi, biết nói, tập bò, mọc răng có thể giảm lượng ăn trong vài tuần hoặc 1-2 tháng. Bởi lẽ, lúc này tâm lý của bé đang tập chung khám phá sự thay đổi của cơ thể và môi trường xung quanh mà bị mất tập trung vào các món ngon mẹ nấu.

3. Bé biếng ăn có nguy hiểm không?

Biếng ăn là một tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ xảy ra phổ biến trong đối tượng từ 1-6 tuổi.  Biếng ăn kéo dài gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ, bao gồm:

– Trẻ chậm lên cân, chậm tăng trưởng chiều cao

– Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ

– Cơ thể thiếu các dưỡng chất quan trọng như: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, sắt…

– Sức đề kháng bị suy giảm, trẻ dễ nhiễm virus và vi khuẩn

– Bé dễ mắc các bệnh viêm phổi, cảm cúm, cảm lạnh…

– Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc của trẻ

– Trẻ giao tiếp kém, không hoạt bát, khó hòa đồng với môi trường xung quanh

– Trẻ thường xuyên mệt mỏi, ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày

Trẻ biếng ăn dẫn đến tình trạng chậm tăng cân

Có thể thấy, trẻ biếng ăn kéo dài gây nên nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong tương lai. Để bảo vệ sức khỏe cho bé, bố mẹ nên biết rõ thông tin về triệu chứng cũng như cách khắc phục.

4. Trẻ biếng ăn phải làm thế nào?

Để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, trước hết bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám nhằm chắc rằng con đang khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên tính toán số calo bé cần nạp một ngày, tránh tình trạng ăn quá no, ảnh hưởng đến dạ dày. Ngoài ra, bố mẹ nên tham khảo một số biện pháp tốt sau đây:

4.1. Không ép buộc, la mắng trẻ khi ăn

Các biện pháp như lá hét, thúc giục, quát mắng ép bé phải ăn khiến tình trạng biếng ăn ngày càng nặng nề hơn. Thay vào đó, bố mẹ nên tạo hứng thú cho con bằng bữa ăn đa dạng, món ngon vào bữa sáng. Vì thời gian này bé dung nạp nhiều calo nhất.

Mẹ nên thiết thực đơn đa dạng, nhiều thực phẩm đa màu sắc

4.2. Trình bày thức ăn đẹp mắt

Bài trí món ăn đẹp mắt

Bài trí món ăn bắt mắt, ngon miệng, sẽ kích thích sự tò mò, và khiến trẻ ngon miệng hơn.

Trẻ thường có hứng thú với màu sắc. Vì vậy, thay vì bữa ăn nhạt nhòa, không đẹp mắt mẹ nên học cách trang trí đĩa thức ăn đẹp mắt. Việc này giúp kích thích trí tò mò cũng như thèm ăn của bé.

4.3. Không cho bé ăn bữa quá dài

Mẹ nên thiết lập thói quen ăn dưới 30 phút và cho con ngồi ăn cùng với gia đình. Không khí gia đình vui vẻ bé cảm thấy rất an toàn và thoải mái. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên giữ đúng quy tắc này, bé sẽ bắt chước theo rất nhanh.

4.4. Cho bé sử dụng thực phẩm tốt cho sức khoẻ

Bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho bé và sử dụng những thực phẩm dưới đây:

– Bé nên bổ sung rau xanh và hoa quả mỗi ngày để lấy vitamin và chất xơ.

– Bổ sung khoảng 25% protein mỗi ngày giúp bé chắc xương, phát triển trí não.

– Sử dụng những loại đồ uống có chứa lợi khuẩn cao giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.

– Bố mẹ không nên cho con uống sữa hoặc nước vào trước và sau bữa ăn.

– Không cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, bánh kẹo, thức ăn nhanh, nước uống có ga…

4.5. Cho con hoạt động vui chơi mỗi ngày

Nên cho bé vận động bằng những trò chơi như đá bóng, đạp xe, nhảy dây để cơ thể con tiêu hao năng lượng mỗi ngày, tạo nên cảm giác đối, kích thích thèm ăn ở trẻ. Không cho con sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử, sách truyện, xem tivi, thiết bị công nghệ trong khi ăn.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bố mẹ biết cách cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đưa con thăm khám tổng quát, khám dinh dưỡng nhằm biết rõ sức khỏe của con cũng như biết chính xác con đang thiếu/thừa chất gì, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung hợp lý và hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital