Trẻ biếng ăn khi mọc răng, mẹ cần chăm sóc thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Từ 6 tháng tuổi trở đi, các bé bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng khiến bé hay quấy khóc và lười ăn uống, dễ dàng sút cân. Lúc này, mỗi bữa ăn trở thành “nỗi ám ảnh” của cả bé và cả gia đình. Do đó, phụ huynh nên tìm hiểu và tham khảo một số “tuyệt chiêu” chăm trẻ biếng ăn khi mọc răng để giai đoạn mọc răng này không còn là nỗi “ám ảnh” nữa nhé!

1. Giai đoạn trẻ hay mọc răng

Trước khi tìm hiểu phụ huynh cần phải làm gì khi trẻ biếng ăn do mọc răng thì các mẹ nên biết được các thời kỳ mọc răng của bé. Từ đó, có thể chuẩn bị sẵn tâm lý và những giải pháp dinh dưỡng tốt nhất trước giai đoạn mọc răng để giảm thiểu tình trạng biếng ăn của trẻ nhỏ.

Trình tự mọc răng sữa của bé mẹ nên biết

Trình tự mọc răng sữa của bé mẹ nên biết

Thông thường trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi đến tháng thứ 6, cùng với những triệu chứng khó chịu,lười ăn mặc dù trước đây trẻ ăn uống rất nghiêm túc và đầy đủ. Thời kỳ mọc 2 răng sẽ mất khoảng từ 4 đến 8 tháng. Sau đó là thời kỳ mọc 6 đến 8 răn kéo dài trong khoảng từ 9 đến 13 tháng.

Vì vậy, bố mẹ cần nắm bắt được tâm lý của trẻ nhỏ, chăm sóc bé thật khéo léo để tránh tình trạng trẻ biếng ăn do mọc răng dẫn tới sụt cân, suy dinh dưỡng, sức khỏe không được đảm bảo, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

2. Chế độ dinh dưỡng cho bé khi mọc răng

2.1 Thời kỳ trẻ biếng ăn khi mọc răng cửa

Thời kỳ này thường kéo dài từ 6-10 tháng. Răng nhú sẽ mang đến cho trẻ những cơn đau nhức ở vùng nướu, khoang miệng rất khó chịu. Trong giai đoạn mọc 4 chiếc răng cửa này, trẻ hay thường cho ngón tay, hay bất kỳ thứ gì trong tầm tay vào miệng để cắn. Cảm giác ngứa, khó chịu, đau ở vùng nướu cộng với cơ thể mệt mỏi là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn trong quá trình mọc răng.

Tuy nhiên ở giai đoạn này, mẹ đừng quá lo lắng về thức ăn cho trẻ vì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ dưới 1 tuổi. Vì thế, nếu trẻ không có hứng thú với bột hoặc cháo ăn dặm, mẹ nên tăng lượng sữa một ngày cho bé. Ngoài ra, cũng cần tăng cường các bữa phụ giàu dinh dưỡng cho bé như khoai tây nghiền, bánh pudding… để kích thích trẻ ăn đủ chất và ngon miệng.

2.2 Thời kỳ trẻ biếng ăn khi mọc răng nanh

Thời kỳ này thường kéo dài hơn, khoảng từ 10-16 tháng. Ở giai đoạn này, trẻ có xu hướng quấy khóc nhiều hơn do đã có nhận thức về việc mọc răng, nhất là khi bị những cơn đau hành hạ. Một số trẻ có thể trạng yếu còn bị sốt nhẹ hoặc đi ngoài phân lỏng, cơ thể nguy cơ mất nhiều nước, thiếu nước.

Để hạn chế tình trạng trẻ biếng ăn trong giai đoạn này, các chuyên gia khuyên mẹ mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Cụ thể, mỗi lần chỉ cho bé ăn một lượng nhỏ để bé đỡ chán, không nên cho ăn quá nhiều một lúc vì việc này dễ khiến bé nôn ói. Trong khẩu phần ăn của bé cũng nên loại bỏ các loại thức ăn thô, cứng thay vào đó là món dễ nuốt như canh, cháo, súp… Mẹ nên chế biến kỹ từ thực phẩm như thịt nạc, trứng, khoai tây, bí ngô,… hay các loại nước ép trái cây tươi để bù nước.

Khi trẻ có hiện tượng ngứa nướu và hay gặm đồ vật, mẹ nên luộc hoặc hấp mềm các loại rau củ quả rồi cho bé cầm ăn, điều này có thể khiến bé thích thú.

Trong thời kỳ trẻ biếng ăn khi mọc răng nanh mẹ nên chế biến đa dạng các món cháo, súp từ rau của quả, thịt,... cho bé

Trong thời kỳ trẻ biếng ăn khi mọc răng nanh mẹ nên chế biến đa dạng các món cháo, súp từ rau của quả, thịt,… cho bé

2.3 Thời kỳ trẻ mọc răng hàm

Đây là thời kỳ kéo dài nhất từ 16-29 tháng. Với giai đoạn này, để khắc phục tình trạng trẻ lười ăn do mọc răng hàm, phụ huynh cần đầu tư hơn vào mỗi bữa ăn của bé. Ngoài các món ăn giàu dinh dưỡng, bố mẹ cũng phải trang trí món ăn sao cho hấp dẫn, đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn của bé. Vì trẻ vẫn có cảm giác khó chịu trước và đang trong giai đoạn mọc răng, nên trẻ không ăn nhiều như bình thường.

Một số thực phẩm các chuyên gia khuyên nên tăng cường cho bé ăn trong thời kỳ này là thực phẩm chứa nhiều canxi (như sữa, trứng, hải sản, đậu phụ), thực phẩm giàu kẽm và selen (điển hình là thịt bò, ngũ cốc…), trái cây và rau củ. Đồng thời, không nên cho bé ăn món quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé.

3. Cách chăm sóc trẻ biếng ăn do mọc răng

Ngoài chế độ dinh dưỡng cho trẻ, các phụ huynh cũng nên lưu ý chế độ chăm sóc con hàng ngày để bé luôn có tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe mạnh nhất trong giai đoạn mọc răng:

– Trong giai đoạn nhạy cảm này, tính trẻ thường hay khó chịu, cáu kỉnh,nên bố mẹ cần kiên nhẫn, dành nhiều thời gian hơn cho con, cùng chơi và trò chuyện để trẻ quên đi việc đau răng.

– Khi mọc răng, bé rất hay thường bị ngứa lợi. Do vậy, mẹ có thể dùng tay massage nướu một cách nhẹ nhàng giúp bé giảm bớt cảm giác đau nhức. Mẹ lưu ý rửa tay thật kỹ trước khi massage để tránh đưa vi khuẩn vào miệng bé.

– Thay vì việc đề bé gặm đồ chơi khi ngứa lợi, mẹ nên đưa cho bé các loại hoa quả đã chế biến. Mẹo nhỏ này được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích sử dụng vì không chỉ giúp bé giảm ngứa lợi mà còn có khả năng kích thích lợi, giúp răng mọc dễ dàng hơn.

Thay vì việc đề bé gặm đồ chơi khi ngứa lợi, mẹ nên đưa cho bé các loại hoa quả đã chế biến để kích thích lợi, giúp răng mọc dễ dàng hơn.

Thay vì việc đề bé gặm đồ chơi khi ngứa lợi, mẹ nên đưa cho bé các loại hoa quả đã chế biến để kích thích lợi, giúp răng mọc dễ dàng hơn.

– Phụ huynh cần lưu ý vệ sinh răng miệng cho con hàng ngày, nhất là sau khi bú và sau ăn. Cách vệ sinh đúng là dùng ngón tay có quấn miếng gạc hoặc khăn mềm, những nước sạch rồi lau nhẹ nhàng vùng khoang miệng cho bé để tránh nhiễm khuẩn.

– Hạn chế để bé ngậm núm giả khi ngủ vì việc này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vùng khoang miệng của trẻ.

– Trẻ mọc răng thường lười ăn, ăn ít hơn so với ngày thường. Do đó, mẹ không nên quá lo lắng và ép trẻ ăn bằng cách dọa nạt, mắng mỏ, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Trên đây là những “tuyệt chiêu” giúp bố mẹ chăm sóc trẻ biếng ăn do mọc răng. Đây là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, do đó các bậc phụ huynh cần lưu tâm để cho con được phát triển một cách toàn diện nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital