Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản: Lưu ý cốt lõi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Viêm tiểu phế quản là một hình thái của bệnh lý viêm đường hô hấp dưới, thường xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ 3 – 6 tháng, vào các khoảng giao mùa. Viêm tiểu phế quản, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể tiến triển đến viêm phế quản, viêm phổi. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản để hạn chế nguy cơ bệnh biến chứng. Đừng bỏ lỡ, bố mẹ nhé!

1. Khái niệm

Nối khí quản với phổi là một ống khí lớn, gọi là phế quản. Đầu phía phổi của phế quản không thẳng mà phân nhánh thành nhiều ống khí nhỏ. Những ống khí nhỏ này được gọi là tiểu phế quản. Theo đó, viêm tiểu phế quản là bệnh lý nhiễm trùng những ống khí nhỏ này. Khi nhiễm trùng, tiểu phế quản sưng, phù nề, tăng tiết dịch, làm đường thở của trẻ chít hẹp, thậm chí là tắc nghẽn.

Mặc dù viêm tiểu phế quản ở người trưởng thành và trẻ lớn thường biểu hiện nhẹ nhàng, ít nguy hiểm; viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ lại có thể diễn biến đến nhiều biến chứng, như viêm phế quản, viêm phổi,… nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

2.1. Nguyên nhân

Hầu hết các ca viêm tiểu phế quản đều hình thành do các chủng virus đường hô hấp, như: Virus hợp bào hô hấp (RSV – Virus Respiratoire Syncytial), virus Cúm, Rhinovirus, Adenovirus, virus Parainfluenza,… Trong đó:

Rhinovirus gây viêm tiểu phế quản ở trẻ

Viêm tiểu phế quản có thể phát sinh do Rhinovirus

– Virus hợp bào hô hấp: Là nguyên nhân của khoảng 30 – 50% số ca viêm tiểu phế quản. Khả năng lây lan của virus hợp bào hô hấp là cực kỳ mạnh mẽ nên nguy cơ viêm tiểu phế quản do virus hợp bào hô bùng phát thành dịch là vô cùng cao. Khi viêm tiểu phế quản do virus hợp bào hô hấp, trẻ dưới 2 tuổi có biểu hiện nặng hơn trẻ trên 2 tuổi.

– Virus cúm: Là nguyên nhân của khoảng 10% số ca viêm tiểu phế quản

– Các virus khác: Là nguyên nhân của 15 – 35% số ca viêm phế quản còn lại.

2.2. Yếu tố nguy cơ

Viêm tiểu phế quản có 9 yếu tố nguy cơ. Khi trẻ có một hoặc một vài trong 9 yếu tố đó, trẻ dễ mắc viêm tiểu phế quản hơn so với bình thường. Theo đó, những yếu tố nguy cơ của viêm tiểu phế quản là: Thứ nhất, dưới 2 tuổi, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi. Thứ hai, sinh trưởng tại khu vực đã ghi nhận bệnh nhân viêm tiểu phế quản. Thứ ba, thường xuyên chịu tác động từ các yếu tố tiêu cực từ môi trường. Thứ tư, ít hoặc không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Thứ năm, sinh non. Thứ sáu, đã đi học các trường mẫu giáo, tiểu học. Thứ bảy, từng mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp. Thứ tám, mắc các bệnh lý mãn tính, nhưng bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh,…. Thứ chín, miễn dịch kém/suy giảm.

3. Dấu hiệu nhận biết

Tương tự các bệnh lý viêm đường hô hấp khác, sự tồn tại của viêm tiểu phế quản có thể được phỏng đoán bằng các triệu chứng: Sốt, ho, chảy mũi, thở khò khè, thở nhanh – nông, phập phồng cánh mũi, co kéo các cơ liên sườn. Do thở khó khăn nên trẻ thường da tím tái, bỏ bú, quấy khóc,…

Trẻ viêm tiểu phế quản thường sốt, ho, chảy mũi, thở khò khè,...

Biểu hiện viêm tiểu phế quản ở trẻ là sốt, ho, chảy mũi, thở khò khè,…

4. Biến chứng

Biến chứng viêm tiểu phế quản tương đối đa dạng. Trong đó, phổ biến nhất có thể kể đến là: Viêm tai giữa, suy hô hấp, viêm phổi (xảy ra khi trẻ viêm tiểu phế quản bị bội nhiễm), xẹp phổi. Tất cả những biến chứng này đều cần kiểm soát tốt, nếu không, trẻ dễ điếc vĩnh viễn, thậm chí là tử vong.

5. Chẩn đoán và điều trị

Để hạn chế nguy cơ viêm tiểu phế quản biến chứng, trẻ phải được điều trị bởi chuyên gia ngay khi dấu hiệu bệnh xuất hiện. Trước khi tiến hành điều trị, chuyên gia cần chẩn đoán xác định viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản chỉ và chỉ được chẩn đoán xác định khi trẻ thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm siêu vi, đo Oxy xung (hay đo SpO2), chụp X-quang ngực thẳng,…

Vì nguyên nhân phát sinh viêm tiểu phế quản là virus, ở thời điểm hiện tại, chúng ta chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh lý này. Sau chẩn đoán xác định, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ sử dụng các thuốc kiểm soát triệu chứng viêm tiểu phế quản, như: Thuốc hạ sốt, thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm,…

Bên cạnh dùng thuốc kiểm soát triệu chứng, bố mẹ nên chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản như sau, để nhanh chóng đẩy lùi bệnh lý này:

– Đảm bảo trẻ uống đủ nước hoặc bú đủ sữa để làm đờm loãng, dễ tiêu. Nếu trẻ bú kém, cho trẻ bú thành nhiều cữ

– Vệ sinh mũi trẻ bằng nước muối sinh lý.

– Cho trẻ nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng, nhiệt độ và độ ẩm không quá thấp, tránh để đờm đặc, khô, khó tan. Khi trẻ nghỉ ngơi, cho trẻ nằm gối cao.

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản để nhanh chóng đẩy lùi bệnh lý này

Vệ sinh mũi trẻ bằng nước muối sinh lý

6. Phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau: Rửa tay sạch sẽ nhất là những người chăm sóc trực tiếp, người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Tăng cường cho trẻ bú mẹ nếu bé vẫn trong độ tuổi còn bú mẹ. Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt khói thuốc lá. Tránh tiếp xúc với người lớn đang bị ho, sổ mũi. Giữ ấm cơ thể cho bé khi trời trở lạnh.

Phía trên là cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản và nhiều thông tin hữu ích khác về bệnh lý này. Liên hệ Thu Cúc TCI ngay, nếu bố mẹ còn thắc mắc cần giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital