Trẻ bị tiêu chảy uống men tiêu hóa: đúng hay sai?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa
Trẻ bị tiêu chảy thường khiến phụ huynh liên tưởng ngay con bị rối loạn tiêu hóa “thần dược” lúc này là mua men tiêu hóa về cho bé uống. Liệu điều này có đúng không? Phụ huynh nên tham khảo bài viết dưới đây.

1. Cứ hễ trẻ bị tiêu chảy là cho uống men tiêu hóa

1.1 Tình trạng trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ

Bé Nguyễn Ngọc Anh nhà chị Thủy bị tiêu chảy được 2 ngày. Ngày đầu con đi ngoài ít nhưng phân thì toàn nước. Chị Thủy cho biết, chị tìm hiểu nguyên nhân thức ăn, rồi vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh mà vẫn chưa ra, mọi thứ chị đều chuẩn bị rất cẩn thận.

1.2 Cứ bị tiêu chảy là uống men tiêu hóa?

Chưa tìm ra nguyên nhân nhưng nhìn con tiêu chảy chị Thủy sốt ruột chị cho biết:

Ban đầu mình cũng định bế con đi khám, nhưng bà nội cháu bảo trẻ con chắc bụng dạ kém ăn phải cái gì không hợp nên tiêu chảy. Cứ ra hiệu thuốc mua mấy gói men tiêu hóa cho con uống. Men thì nó có hại gì đâu, nó hỗ trợ cho hệ tiêu hóa không chỉ tiêu chảy mà đầy bụng, chán ăn cũng uống được. Cứ ra hiệu thuốc bảo là họ bán chứ tội gì mà cho con vào viện khám cho mất công, lại tốn tiền. Cứ uống men đã đỡ thì thôi, không đỡ mới cho con vào viện kiểm tra.

Nghe lời mẹ, chị Thủy ra hiệu thuốc mua hộp men tiêu hóa cho bé uống. Hộp gồm nhiều gói chị mua luôn có gì nếu đỡ lần sau con có bị thì lại cho con uống.

Chị Thủy chia sẻ, 2 ngày đầu uống men bé không có biểu hiện đỡ mà còn đi ngoài nhiều hơn. Khi đó chị Thủy chỉ nghĩ là chắc do tác dụng của thuốc, không sao đâu, nên cho con uống tiếp. Chị còn cẩn thận “kiêng” không cho bé ăn chất tanh, chất đạm nhiều. Đến ngày thứ ba con đi ngoài nhiều hơn, mất nước, môi khô, bé mệt mỏi, lờ đờ,… Lúc này chị Thủy rất lo lắng và đành đưa con vào chuyên khoa Nhi Thu Cúc để khám.

2. Trẻ bị tiêu chảy uống men tiêu hóa: đúng hay sai?

Trẻ bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, bé cần được bù nước kịp thời

Sau khi kiểm tra xong bác sĩ CKI Trần Thanh Hà – Bác sĩ Chuyên khoa Nhi tại Thu Cúc cho biết, Chị Thủy đã để cháu bị mất nước quá nhiều do tiêu chảy. Con bị tiêu chảy nhưng không được bù dịch kịp thời nên bé có biểu hiện mất nước nghiêm trọng như: môi khô, mắt trũng, mệt mỏi, lờ đờ,..

Nếu không được bổ sung nước, chất khoáng kịp thời bé có thể bị sốc, ảnh hưởng đến tính mạng của con.

Trẻ bị tiêu chảy trước tiên phụ huynh cần bù nước cho con, có thể cho bé uống oresol theo đúng liều lượng (cái thuốc này có rất sẵn trong hiệu thuốc) chứ không phải là men tiêu hóa. Việc tập trung vào men tiêu hóa với hi vọng bé sẽ khỏi tiêu chảy chỉ trì hoãn việc bù nước ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Trường hợp tiêu chảy ít mà uống oresol 1 – 2 ngày không đỡ thì phải cho con đi khám bệnh. Nếu để mất nước nhiều sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Cái chính là phải tìm ra nguyên nhân vì sao bé bị tiêu chảy. Bởi vì có rất nhiều nguyên nhân khiến con bị tiêu chảy. Cùng với đó, phần lớn ở trẻ là do nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, dị ứng thức ăn, hoặc. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh kéo dài,…  cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy.

Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp do rotavirus cần phải cho con đi khám bác sĩ ngay, việc cho bé uống men không có tác dụng gì mà chỉ càng làm tình trạng của bé nặng hơn.

3. “Thức tỉnh” trước sai lầm trị tiêu chảy cho con bằng men tiêu hóa

Trẻ bị tiêu chảy

Những sai lầm khi chăm sóc và điều trị cho trẻ tiêu chảy

Sau khi được bác sĩ Hà chia sẻ về trong xử trí bé bị tiêu chảy. Chị Thủy còn nhận ra rất nhiều điều trong quá trình chăm sóc bé:

– Men tiêu hóa trong cơ thể con người do hệ tiêu hóa tiết ra. Lượng tiết ra bao nhiêu tùy thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn hàng ngày. Chính thức ăn và thành phần trong thức ăn kích thích lên niêm mạc đường tiêu hóa, tuyến tụy, mật tiết men… để tiêu hóa.

– Khi bị tiêu chảy việc làm đầu tiên và quan trọng nhất là bù nước cho con. Cha mẹ hãy cho con uống oresol theo đúng liều lượng quy định.

– Không nên kiêng khem quá mức, cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn các đồ ăn mềm, ấm.

– Theo dõi nếu ngày thứ 2 mà bé vẫn đi ngoài, biểu hiên mệt mỏi, thiếu nước… Khi này, cha mẹ nên cho con đi khám ngay với bác sĩ để xử trí kịp thời. Việc tham khám sẽ giúp tìm ra nguyên nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả.

– Việc cứ chăm chăm cho con uống men tiêu hóa mà quên bù nước khi bị tiêu chảy là rất nguy hiểm!

4. Các cách phòng ngừa tiêu chảy cho bé

Tình trạng tiêu chảy gây ra rất nhiều bất lợi cho sức khỏe bé nói chung. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ, các mẹ hãy lưu ý một vài điều sau:

– Cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé. Bé cần rửa tay thường xuyên và đúng cách để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Bé cần được ăn chín, uống sôi. Nguồn thực phẩm chế biến thức ăn cho bé cần được đảm bảo. Chế độ dinh dưỡng của các bữa ăn cần được cân bằng.

– Theo khuyến cao của WHO, trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng vaccine Rota. Đặc biệt là với những quốc gia có phần trăm tử vong do tiêu chảy trên 10% tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.

Qua sự việc này, cùng với sự chia sẻ tận tình của bác sĩ Hà, chị Mai đã hiểu thêm về cách chăm sóc bé và có thêm một bài học về việc “tùy tiện” sử dụng thuốc của mình.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Viện E,  Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung ương,… Các bác sĩ giàu kinh nghiệm, thăm khám tận tình – hạn chế kháng sinh. Hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến. Cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi. Phòng khám bệnh sạch sẽ. Khanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh. Phục vụ chu đáo tất cả các ngày trong tuần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital