Trẻ bị thối tủy răng gây ra những biến chứng nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Phương Thảo

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Trẻ bị thối tủy răng không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm tới răng miệng, thậm chí là tới tính mạng của trẻ. Vậy vì sao tủy răng trẻ bị thối, nhận biết sớm và phương pháp điều trị trong những trường hợp này là gì?

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị thối tủy răng

Thối tủy răng thực chất là giai đoạn cuối cùng của quá trình viêm tủy. Khi tủy răng bị thối, quan sát bằng mắt thường từ bên ngoài sẽ thấy răng bị xám từ bên trong. Cảm giác ê buốt trước đó cũng mất đi.

Nguyên nhân gây thối tủy răng chính là những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tủy, thường bắt nguồn từ những vấn đề răng miệng tương đối phổ biến mà bạn có thể vô tình bỏ qua:

1.1. Các bệnh lý về răng miệng

Hình ảnh răng bị thối tủy

Hình ảnh răng bị thối tủy

Các bệnh lý về răng miệng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm tủy và thối tủy răng, điển hình và phổ biến nhất ở trẻ chính là sâu răng, sún răng.

Ở trẻ em, thói quen ăn quá nhiều đồ ngọt và đồng thời việc vệ sinh răng miệng chưa được tốt là yếu tố chính thúc đẩy sâu răng và các vấn đề răng miệng khác phát triển. Khi lớp men răng, lớp nướu, lợi bị vi khuẩn tấn công, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm lan rộng và ăn sâu vào vùng tủy răng gây viêm tủy. Tiếp tục không được điều trị sẽ gây thối tủy và hoại tử tủy.

1.2. Lấy tủy răng không sạch

Trong trường hợp răng trẻ bị sâu, hỏng tủy hoặc cần điều trị vấn đề nha khoa cần lấy tủy nhưng quá trình thực hiện hút tủy diễn ra sơ xuất khiến tủy không được lấy hoàn toàn, nhiễm khuẩn và dẫn đến viêm tủy, thối tủy.

1.3. Do tác động lực từ bên ngoài

Không ít trẻ gặp chấn thương răng trong quá trình vui chơi, di chuyển xảy ra va chạm. Những chấn thương gây hở tủy răng khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm tủy hoặc tủy bị chết do bị đứt dây thần kinh khi va chạm. Tủy viêm khiến trẻ đau răng, ê buốt. Lâu dần tình trạng sẽ dẫn đến hoại tử và thối tủy.

Như vậy, không ít nguyên nhân có thể khiến trẻ bị viêm tủy. Phần lớn, khi trẻ đau nhức răng một thời gian không nói với bố mẹ hoặc bố mẹ không quan tâm đưa trẻ điều trị là những nguyên nhân gián tiếp khiến tủy hoại tử. Khi tủy răng bị hoại tử, cảm giác đau nhức và ê buốt cũng mất đi do tủy lúc này đã chết hoàn toàn. Chính vì thế mà chuyển sang giai đoạn này, việc tủy bị hoại tử gần như bị “bỏ quên” cho đến khi chuyển sang các biến chứng nguy hiểm hơn.

2. Nhận biết tình trạng răng thối tủy

Không khó để nhận ra tình trạng tủy răng bị thối ở con trẻ nếu người lớn thực sự thường xuyên quan tâm đến những dấu hiệu bất thường về răng miệng ở trẻ như:

– Trẻ thường xuyên cảm thấy đau nhức kèm theo cảm giác ê buốt vùng răng viêm tủy. Cảm nhận rõ nhất là vào buổi đêm.

– Khi tình trạng đau nhức giảm dần thì xuất hiện những nốt mụn trắng vùng nướu, lợi chân răng và các vết mụn này lớn dần, chứa rất nhiều mủ, khi chạm vào/ bị thủng chảy ra rất nhiều dịch vàng và gây cảm giác đau nhức gia tăng.

– Khi cảm giác ê buốt răng biến mất, răng sẽ trở nên yếu hơn và bị lung lay, chân răng có xu hướng muốn tách rời, nhất là nhi nhai và đặc biệt với các loại thức ăn cứng. Nhiều trẻ bị mẻ răng và răng thậm chí gẫy luôn khi đang nhai thức ăn.

Khi cha mẹ thấy trẻ phàn nàn về việc đau răng, buốt răng, cha mẹ cần chủ động k

Đau nhức và ê buốt, đặc biệt về đêm là đặc điểm dễ nhận biết khi trẻ bị thối tủy răng

Đau nhức và ê buốt, đặc biệt về đêm là đặc điểm dễ nhận biết khi trẻ bị thối tủy răng

iểm tra sơ bộ răng của con để biết chính xác trẻ đang gặp phải vấn đề gì để đưa trẻ đi thăm khám nha khoa sớm.

3.Tác hại của thối tủy răng đối với sức khỏe của trẻ

Tủy răng được coi là “chất sống” của mỗi chiếc răng bởi không chỉ chứa các dây thần kinh cảm giác mà còn chứa rất nhiều mạch máu có vai trò vận chuyển khoáng chất nuôi răng. Chính vì vậy khi tủy bị hoại tử, sức khỏe răng miệng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

3.1. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng ăn nhai của trẻ

Thối tủy khiến răng không còn được bám chắc vào lợi, răng trở nên yếu và dễ bị tổn thương. Chức năng ăn nhai của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Khi ăn uống, đặc biệt là đồ cứng, lạnh và nóng trẻ thường bị đau nhức răng, cảm giác đau nhức có thể lan tới vùng thái dương.

3.2. Biến chứng áp xe xương ổ răng

Tủy răng khi hoại tử sẽ lây lan tình trạng viêm sang vùng chóp chân răng. Vùng chóp chân răng viêm lan rộng dẫn đến áp xe xương ổ răng. Áp xe xương ổ răng có thể khiến xương hàm của trẻ bị biến dạng, niêm mạc sàn miệng bị viêm và gây nguy hiểm tới các cơ quan hệ thô hấp.

3.3. Mất răng

Thối tủy không được điều trị trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất răng. Song song với thối tủy, phần xương răng tiếp xúc cũng xuất hiện hiện tượng tiêu răng khiến răng yếu và có thể gãy bất cứ lúc nào. Khi trẻ bị thối tủy răng không thể khắc phục, việc nhổ bỏ hoàn toàn răng thối tủy là không thể tránh khỏi. Thay vào đó trẻ phải thực hiện phương pháp trồng răng giả phù hợp để lấp vào vị trí răng bị mất, tránh tiêu xương hàm và ảnh hưởng tới các chức năng còn lại của răng.

3.4. Biến chứng nhiễm trùng máu

Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất khi bị thối tủy răng. Ổ viêm có thể xâm nhập trực tiếp vào các mạch máu gây ra nhiễm trùng. Nhiễm trùng máu diễn biến nhanh và nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ.

4. Điều trị răng bị thối tủy ở trẻ

Khi trẻ bị đau răng, ê buốt cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám nha khoa

Khi trẻ bị đau răng, ê buốt cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám nha khoa

Trẻ bị thối tủy răng gây ra những tác hại vô cùng nghiêm trọng, chính vì thế phát hiện và điều trị sớm là điều tốt nhất để có thể bảo tồn các răng kế cận.

Khi trẻ bị thối tủy răng, trường hợp đó là răng sữa sẽ cần thực hiện nhổ bỏ để tránh gây hại tới răng xung quanh, nướu và lợi.  Sau quá trình điều trị, không cần tác động thêm và chỉ cần chờ tới khi răng vĩnh viễn mọc thế vị trí đó.

Với trường hợp trẻ bị thối tủy răng vĩnh viễn, cần tiến hành làm sạch ổ tủy viêm, bơm chất trám làm đầy xương răng khi đã được điều trị tủy để giúp hồi phục một phần chức năng ăn nhai. Trong trường hợp phải nhổ bỏ răng, trẻ cần được điều trị thay thế răng bằng phương pháp trồng răng implant để phục hồi chức năng ăn nhai đồng thời tránh tiêu hàm, biến dạng mặt và xô lệch răng.

5. Phòng ngừa bệnh răng miệng cho trẻ

Để phòng ngừa các bệnh về răng miệng ở trẻ, các đơn giản và dễ thực hiện nhất là tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Trẻ cần tập thói quen súc miệng sau khi ăn và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Đồng thời cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng. Đưa trẻ tới nha khoa uy tín để kiểm tra ngay nếu phát hiện những bất thường về răng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital