Trẻ bị sốt có nên bật quạt không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Chăm sóc trẻ bị sốt trong mỗi trường hợp có những điểm khác biệt riêng. Trong đó, một trong những câu hỏi thường gặp là trẻ bị sốt có nên bật quạt không?

1. Hiện tượng sốt ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch suy yếu nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại. Theo thống kê, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, tuy nhiên có thể phân loại thành bốn nhóm nguyên nhân chính như sau:

Trẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân

Trẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân

1.1. Sốt do virus

Các dạng sốt virus phổ biến nhất ở trẻ là: sốt xuất huyết (virus Dengue), Sốt bệnh sởi (virus Polinosa morbillarum), sốt do virus cúm, sốt do virus thủy đậu, sốt do virus Tay chân miệng,..

1.2. Sốt do nhiễm trùng

Sốt do nhiễm trùng phần lớn là hệ quả của các bệnh lý về tai mũi họng (viêm họng, viêm amidan. viêm mũi, viêm xoang), nhiễm trùng đường hô hấp (viêm thanh quản, phế quản, viêm màng phổi,…), đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn,…

Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng sẽ gây hiện tượng sốt như: sốt phát ban, nhiễm trùng gan – mật, nhiễm khuẩn não, viêm tai giữa,…..

1.3. Sốt do tiêm chủng

Nhiều trẻ em sau khi tiêm phòng có hiện tượng sốt nhẹ. Đây là hiện tượng cho thấy vacxin bắt đầu có tác dụng với cơ thể.

1.4. Sốt mọc răng

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, không ít trẻ bị sốt nhẹ và cảm thấy khó chịu vùng nướu. Tuy nhiên trường hợp sốt mọc răng thường chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày và khỏi hẳn.

2. Trẻ bị sốt có nên bật quạt không?

Trẻ bị sốt có nên bật quạt không là điều nhiều cha mẹ thắc mắc

Trẻ bị sốt có nên bật quạt không là điều nhiều cha mẹ thắc mắc

Trẻ bị sốt có nên dùng quạt không hay có được dùng điều hòa không là câu hỏi nhiều cha mẹ thắc mắc. Khi trẻ bị sốt, thân nhiệt trẻ tăng cao, việc hạ nhiệt cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng. Cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng quạt gió cho trẻ. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng quạt gió không trực tiếp hạ thân nhiệt cho trẻ mà chỉ làm tăng tốc độ bay mồ hôi trên da của bé, điều này gián tiếp hỗ trợ cho quá trình tản nhiệt qua các lỗ chân lông được tốt hơn.

Khi sử dụng quạt cho bé, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

– Tránh quạt gió thẳng vào trẻ

Tuyệt đối không được để quạt thẳng vào các vị trí đầu, mặt, ngực, lưng của bé vì đây là các vị trí toát mồ hôi nhiều nhất. Khi quạt thẳng vào các vị trí này, mồ hôi có thể bị làm lạnh và ngược trở lại gây cảm lạnh cho trẻ. Bên cạnh đó, việc đưa thẳng quạt vào mặt, sẽ khiến mao mạch mũi bị khô, gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên sử dụng chế độ quay, tản gió để làm mát chung không gian trẻ nghỉ ngơi.

– Không bật quạt số to.

Việc bật quạt số to vô tình sẽ khiến nhiệt độ hạ thấp và có thể gây cảm lạnh cho trẻ. Thông thường khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên điều chỉnh quạt gió để nhiệt độ phòng khoảng 26 đến 27 độ C.

– Trang phục cho trẻ

Khi bị sốt, trẻ cần được mặc trang phục thoải mái và có tính năng thấm hút mồ hôi tốt. Một số trang phục cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ là các trang phục vải cotton, quần áo cộc tay. Lưu ý, không lựa chọn các trang phục hở cổ cho trẻ.

Không gian nghỉ ngơi của trẻ

Không gian nghỉ ngơi cần được đảm bảo độ thông thoáng, ánh sáng vừa đủ và sạch sẽ. Khi sử dụng quạt tản gió, nếu trong phòng ngủ của trẻ có bụi hoặc các nấm mốc sẽ ảnh hưởng không tốt tới trẻ và có thể khiến trẻ nhiễm bệnh nhiều hơn.

3.Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt

Khi bị sốt, cần cho trẻ mặc thoáng đãng

Khi bị sốt, cần cho trẻ mặc thoáng đãng

Ngoài những lưu ý về việc sử dụng quạt cho trẻ, để giúp trẻ hạ sốt, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

3.1. Hạ sốt thủ công cho trẻ

Phương pháp này áp dụng khi trẻ sốt nhẹ và sốt cao. Tuy nhiên tùy nguyên nhân sốt mà ba mẹ áp dụng cho trẻ:

– Chườm ấm cho trẻ

Khi trẻ sốt nhẹ, cha mẹ hoàn toàn có thể chườm khăn ướt để giúp nhiệt nóng có thể thoát ra khỏi bên ngoài. Lưu ý nên sử dụng khăn ấm chứ không nên dùng khăn lạnh bởi nguyên tắc chườm khăn hạ nhiệt sử dụng yếu tố dẫn truyền nhiệt. Bằng việc sử dụng khăn ấm có nhiệt độ thấp hơn có thể trẻ không quá nhiều, khi chườm khăn, nhiệt sẽ dẫn truyền từ từ sang khăn giúp bé bớt đi cảm giác bốc hỏa. Vậy chườm khăn lạnh có được không? Câu trả lời là không vì khăn lạnh chênh lệch nhiệt quá lớn với cơ thể của trẻ sẽ gây ra phản ứng sốc nhiệt và đe dọa tính mạng của trẻ.

– Bù nước cho trẻ

Bù nước đóng vai trò quan trọng để trẻ không bị mất nước, mất điện giải. Theo kết quả nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ nên được bú sữa mẹ nhiều hơn khi bị sốt sẽ nhanh chóng qua cơn sốt hơn. Tương tự, khi trẻ bị sốt, ba mẹ cần chủ động bổ sung nước đầy đủ cho trẻ thông qua sữa, dung dịch bù nước,… Tuyệt đối không cho trẻ uống nước lọc bởi có thể gây ngộ độc nước do mất cân bằng Natri máu.

3.2. Sử dụng thuốc hạ sốt

Khi trẻ bị sốt cao tư 38,5 độ C, hãy nhanh chóng đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách cho trẻ.

Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa rõ nguyên nhân vì rất có thể sẽ làm triệu chứng bệnh của trẻ nặng hơn.

3.3. Luôn cho trẻ ăn đủ chất

Sốt thường kèm theo các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh lý. Trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn ói, nhức đầu,…. dẫn tới chán ăn và mệt mỏi. Đây là thời điểm cơ thể trẻ suy giảm đề kháng và dễ bị tổn hại nhất nếu không được bù đắp năng lượng đúng cách thông qua ăn uống.

Với trẻ sơ sinh thì hãy chủ động cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Với các trẻ đã ăn dặm và ăn uống bình thường cần tham khảo thực đơn của bác sĩ để biết các thực phẩm có thể dùng và thực phẩm nên tránh để đảm bảo an toàn cho trẻ.

3.4 Tắm cho trẻ khi bị sốt

Đây cũng là một trong những thắc mắc của nhiều cha mẹ khi chăm sóc con. Trên thực tế, khi trẻ bị sốt cha mẹ vẫn có thể tắm, lau người cho trẻ. Đồng thời, với một số bệnh lý đặc thù như thủy đậu, tay chân miệng…, tắm sẽ giúp vệ sinh cho bé sạch sẽ, hạn chế các dịch lây lan và tránh bội nhiễm cho trẻ. Tuy nhiên, khi tắm cho trẻ bị sốt cha mẹ cần lưu ý: tắm nhanh bằng nước ấm, môi trường kín gió, chỉ tắm khi cơn sốt đã hạ (không tắm lúc trẻ đang sốt).

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ khi bị sốt. Hi vọng với những thông tin này thì cha mẹ sẽ có thêm những điều bổ ích trong nuôi dạy con trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital