Trẻ bị nôn nhưng không sốt cha mẹ cần xử lý thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ bị nôn nhưng không sốt thường triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Không ít bậc phụ huynh lo lắng, lúng túng không biết phải làm gì khi gặp phải trường hợp trẻ bị nôn trớ liên tục. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân để từ có cách xử lý đúng cách, hiệu quả.

1. Trẻ bị nôn ói nguyên nhân do đâu?

Trẻ bị nôn trớ, tuy nhiên không sốt thường xảy khi có yếu tố kích thích trung tâm nôn ở não bộ trẻ như: trẻ bị ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng do sử dụng thuốc, do chuyển động… Khi thấy trẻ nôn trớ cha mẹ thường lúng túng, tuy nhiên, nôn trớ thường lợi cho trẻ vì nó có thể giúp cơ thể của trẻ loại bỏ các tạp chất gây hại ra khỏi cơ thể.

2. Một số bệnh lý gây ra triệu chứng nôn trớ ở trẻ em?

Một số bệnh lý có thể khiến cho trẻ bị nôn trớ nhưng không sốt như:

2.1 Trẻ bị viêm dạ dày ruột, ngộ độc thực phẩm

Trên thực tế, rất khó để có thể phân biệt giữa các bệnh lý viêm dạ dày ruột do virus, vi khuẩn với tình trạng trẻ bị ngộ độc thức ăn.

Bởi vì các tình trạng này có khởi phát, biểu hiện bệnh tương đối giống nhau:

– Trẻ có thể nôn ồ ạt, nôn trớ…

Trẻ bị nôn liên tục từ 5 – 30 phút/lần trong 1 – 12 giờ đầu.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng có một số dấu hiệu nhận biết dưới đây để phân biệt hai tình trạng trên

– Với trường hợp trẻ bị nhiễm virus trẻ sẽ có dấu hiệu nôn, sốt cao và đau bụng khá đột ngột. Tình trạng nôn trở có thể kéo dài từ 12 – 72 gi kèm theo tình trạng tiêu chảy xuất hiện ngay trong ngày đầu tiên trẻ nhiễm bệnh hoặc ngày thứ hai. Do đó, nếu trẻ bị nôn nhiều nhưng không sốt thì cha mẹ có thể loại trừ khả năng viêm ruột do nhiễm vi khuẩn, virus.

– Nếu trẻ bị nôn nhưng không sốt cha mẹ có thể nghi ngờ nguyên nhân là do bị ngộ độc thức ăn. Bệnh thường khởi phát từ 2 – 12 giờ sau khi trẻ ăn phải thức ăn kém chất lượng. Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường không có hiện tượng sốt. Các triệu chứng nôn thường xuất hiện chỉ vài giờ sau khi trẻ ăn và thường không kéo dài quá 12 giờ. Bên cạnh đó, trẻ có thể có hoặc không có kèm tình trạng tiêu chảy.

Trẻ bị nôn nhưng không sốt thường triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Không ít bậc phụ huynh lo lắng, lúng túng không biết phải làm gì khi gặp phải trường hợp trẻ bị nôn trớ liên tục

Trẻ bị nôn nhưng không sốt thường triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Không ít bậc phụ huynh lo lắng, lúng túng không biết phải làm gì khi gặp phải trường hợp trẻ bị nôn trớ liên tục

2.2 Trẻ nôn trớ do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu trẻ sốt cao trong vài ngày liên tục và thỉnh thoảng có kèm theo nôn trớ, đi tiểu thấy đau rát, khó chịu hoặc nước tiểu của trẻ có mùi hôi thì phụ huynh cần cân nhắc nguyên nhân này. Do đó, nếu trẻ bị nôn không sốt có thể loại trừ nguyên nhân này.

2.3 Trẻ nôn ói do bị tắc ruột

Tuy đây là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhưng bệnh rất nguy hiểm và cần được xử lý cấp cứu, xử lý càng sớm càng tốt. Triệu chứng then chốt của hiện tượng tắc ruột đó là trẻ đau bụng dữ dội. Các triệu chứng khi trẻ bị tắc ruột bao gồm: trẻ đau bụng đột ngột, dữ dội, thành từng cơn hoặc liên tục; trẻ bị nôn ói và không kèm theo triệu chứng đi đại tiện; da dẻ nhợt nhạt, vã mồ hôi.

2.4 Trẻ bị hẹp phì đại môn vị

Nếu trẻ sơ sinh từ 3-5 tuần tuổi đột nhiên bắt đầu nôn dữ dội, nhiều lần trong ngày thì cần cảnh giác với chứng hẹp phì đại môn vị. Trẻ sẽ lặp đi có triệu chứng nôn ói liên tục nhưng thường không sốt.

Nếu trẻ sơ sinh từ 3-5 tuần tuổi đột nhiên bắt đầu nôn dữ dội, nhiều lần trong ngày thì cần cảnh giác với chứng hẹp phì đại môn vị. Trẻ sẽ lặp đi có triệu chứng nôn ói liên tục nhưng thường không sốt.

Nếu trẻ sơ sinh từ 3-5 tuần tuổi đột nhiên bắt đầu nôn dữ dội, nhiều lần trong ngày thì cần cảnh giác với chứng hẹp phì đại môn vị. Trẻ sẽ lặp đi có triệu chứng nôn ói liên tục nhưng thường không sốt.

3. Trẻ bị nôn nhiều lần nhưng không sốt phải làm sao?

3.1 Bù nước cho trẻ kịp thời

– Mất nước có thể xảy ra khi trẻ nôn và ói diễn ra liên tục. Các dấu hiệu mất nước nhẹ ở trẻ bao gồm: Môi trẻ khô nhẹ, khát nước, mắt khô… Cha mẹ cần bù nước cho trẻ bằng cách tăng cường cữ bú với trẻ đang bú mẹ, cho trẻ uống nước lọc, nước hoa quả với những trẻ lớn hơn.

– Cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu mất nước nặng hơn bao gồm: môi trẻ khô, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, mắt trũng, sâu, mệt mỏi. Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời.

3.2 Chế độ ăn ăn phù hợp, đúng cách

Cần chú ý cho trẻ dùng những thực phẩm dễ tiêu hóa với trẻ lớn; tiếp tục cho bú mẹ nếu trẻ còn bú, cha mẹ có thể chia nhỏ các cữ ăn; cho trẻ bú, ăn uống theo nhu cầu

Bên cạnh đó, sau các bữa ăn nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng, tránh chọc trẻ khóc hay cười quá mức cũng có thể làm trẻ bị nôn trớ.

3.3 Chú ý cho trẻ nằm đầu cao sau khi bú

Việc để cho trẻ nằm đầu cao sẽ góp phần làm giảm tình trạng trào ngược, từ đó tránh các yếu tố làm gia tăng áp lực ổ bụng và giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ.

3.4 Phòng ngừa lây nhiễm

– Với các trường hợp trẻ bị nôn do siêu vi, vi trùng sẽ dễ lây nhiễm thành dịch. Do đó, cha mẹ cần cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ, tránh lây nhiễm cho bản thân, người trong gia đình và trẻ khác

– Chú ý rửa tay thường xuyên trước và sau khi chăm sóc trẻ; Giữ trẻ ở nhà cho đến khi trẻ hết nôn 24 giờ.

Nếu bé bị nôn kèm những triệu chứng bất thường khác như đau bụng, sốt cao, bỏ ăn, bó bú, lừ đừ... thì cần đưa đến bệnh viện ngay để được xử lý vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác.

Nếu bé bị nôn kèm những triệu chứng bất thường khác như đau bụng, sốt cao, bỏ ăn, bó bú, lừ đừ… thì cần đưa đến bệnh viện ngay để được xử lý vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác.

Trẻ bị nôn nhưng không sốt có thể tùy vào từng triệu chứng đi kèm mà cha mẹ đưa ra phán đoán và xử lý. Nếu trong trường hợp bé nôn, không sốt nhưng những vẫn vui chơi, ăn uống bình thường thì cha mẹ có thể để bé theo dõi tại nhà đồng thời thực hiện bù nước và điện giải cho bé đầy đủ. Tuy nhiên, nếu bé bị nôn kèm theo những triệu chứng bất thường khác như đau bụng, sốt cao, bỏ ăn, bó bú, lừ đừ… thì cần đưa đến bệnh viện ngay để được xử lý vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital