Trẻ bị nổi hạch ở nách trái là biểu hiện của bệnh gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà em được hơn 2 tháng tuổi, em thấy bé bị nổi hạch ở nách trái. Bác sĩ cho em hỏi trẻ bị nổi hạch ở nách trái là biểu hiện của bệnh gì? và em nên làm gì để con mau khỏi ạ?

(Nguyễn Thu Huyền – 28 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội)

trẻ bị nổi hạch ở nách
Trẻ bị nổi hạch. (ảnh minh họa)

Trả lời: Chào bạn Thu Huyền, cảm ơn bạn Huyền đã quan tâm và gửi câu hỏi đến hệ thống y tế Thu Cúc của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau.

1. Trẻ bị nổi hạch ở nách trái là biểu hiện của bệnh gì?

1.1. Nổi hạch do phản ứng sau khi tiêm phòng vắc-xin lao

Trẻ bị nổi hạch ở nách có thể chỉ là một phản ứng thường gặp của bé sau khi tiêm vắc-xin ngừa lao. Một số trẻ nhỏ sau khi tiêm vắc-xin BCG từ vài tuần đến vài tháng, có thể xuất hiện hạch nách bên trái (tương ứng với bên tiêm phòng).

Nếu bé nhà mình cũng đã tiêm phòng vắc-xin ngừa lao trước khi bé bị nổi hạch ở nách, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng. Thông thường những hạch này ít gây đau, sốt, không mưng mủ và sẽ tự khỏi sau vài tháng. Một số ít hạch phản ứng sưng to, tấy đỏ, có lúc chảy mủ khiến trẻ đau, sốt, quấy khóc nhiều. Lúc này, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

trẻ có thể bị nổi hạch ở nách trái sau khi tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh lao
Trẻ có thể bị nổi hạch ở nách trái sau khi tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh lao.

1.2. Nổi hạch do bị nhiễm trùng (bệnh lao hạch)

Ngoài ra, hạch ở nách cũng có thể xuất hiện khi cơ thể trẻ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, bao gồm cả nhiễm trùng cấp tính và mạn tính. Tình trạng viêm nhiễm, vết thương ngoài da tại nách và những khu vực lân cận như vú, cánh tay, bàn tay, đều có thể khiến hạch ở nách sưng to và đau, trường hợp này còn được gọi là hạch phản ứng.

Trong trường hợp, trẻ bị nhiễm trùng mạn tính, phổ biến nhất là bệnh lao hạch. Thì những hạch này sẽ không biến mất mà tồn tại dai dẳng và có xu hướng tăng lên về số lượng và kích thước. Trường hợp này hạch thường dính với nhau thành chùm, dính vào tổ chức xung quanh gây hạn chế vận động.

1.3. Nổi hạch do một số bệnh lý ác tính

Một số bệnh truyền nhiễm như HIV-AIDS, bệnh Brucella,.. cũng có thể là nguyên nhân gây hạch. Một điều đáng lưu ý nữa là hạch ở nách có thể là dấu hiệu của bệnh lý ác tính, điển hình là các bệnh ung thư như: ung thư Lympho ác tính, ung thư vú, ung thư hắc tố, ung thư bạch cầu cấp,… Tuy nhiên trường hợp này đa số gặp ở người lớn, ít gặp ở trẻ nhỏ.

2. Làm gì để bé không bị nổi hạch ở nách trái?

2.1. Nổi hạch sau khi tiêm phòng vắc-xin lao

Nếu trẻ bị nổi hạch ở nách trái sau khi tiêm phòng vắc-xin ngừa lao nhưng hạch không sưng to, gây sốt hay đau nhức cho bé thì bạn Huyền không nên quá lo lắng, mẹ cứ chăm sóc tốt cho bé, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ cho bé. Vài tháng sau hạch sẽ tự khỏi.

Nếu trường hợp sau khi tiêm phòng lao, trẻ bị nổi hạch sưng, to, tấy đỏ, có thể chảy mủ khiến bé sốt, đau và quấy khóc nhiều. Khi này, ba mẹ hãy đưa con tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám và tư vấn cho bé.

2.2. Nổi hạch do bị nhiễm trùng (bệnh lao hạch)

Trong trường hợp trẻ bị nổi hạch sưng, đau, sốt không do tiêm phòng vắc-xin lao gây ra, rất có thể hạch này xuất hiện là bé bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, nguy hiểm nhất là khi bị nhiễm trùng mạn tính gây ra bệnh lao hạch.

Khi này ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Đối với trường hợp hạch nổi do nhiễm trùng sẽ co lại và khỏi hẳn sau khi nguyên nhân nhiễm trùng được điều trị khỏi hẳn. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến áp xe, bên trong chứa mủ và dịch viêm, khi này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

2.3. Nổi hạch do các bệnh lý ác tính

Trong trường hợp hạch nổi ở nách nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh lý ác tính, để xác định chính xác một hạch nách có tính chất ác tính hay không, bác sĩ thường dùng xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) để lấy một số mẫu tế bào và quan sát dưới kính hiển vi, hoặc sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh. Tuy nhiên trường hợp này thường rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

3. Trẻ bị nổi hạch nên khám ở đâu?

Viêm phế quản ở trẻ em
Chuyên khoa Nhi, Hệ thống y tế Thu Cúc là địa chỉ an toàn được hàng ngàn bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.

Việc trẻ bị nổi hạch ở nách trái, tuy có thể chỉ là một phản ứng thông thường của con sau khi tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh lao. Nhưng cũng không ngoại lệ các nguyên nhân khác có thể làm xuất hiện hạch. Do đó khi hạch xuất hiện ở nách trẻ, sưng đau, hoặc tồn tại trong thời gian dài không biến mất, bạn Huyền nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi, để bé được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Hi vọng những điều chia sẻ trên, có thể giúp bạn Thu Huyền có thêm những kiến thức hữu ích. Biện pháp an toàn và tốt nhất là ba mẹ nên cho con đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.

Cảm ơn bạn, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital