Trẻ bị cúm A ho nhiều cha mẹ nên làm gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Ngoài sốt, sổ mũi thì ho cũng là một trong những triệu chứng thường thấy của trẻ mắc virus cúm A. Trong trường hợp trẻ bị cúm A ho nhiều cha mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng sức khỏe cho con được tốt nhất?

1. Vì sao trẻ mắc virus cúm A thường ho nhiều?

Cúm A là bệnh lý gây nhiễm trùng đường hô hấp. Khi trẻ mắc virus cúm này con thường xuất hiện tình trạng bị chảy dịch mũi và dịch mũi chảy vào họng từ đó gây viêm mô đường thở. Chính điều này khiến cho trẻ khi mắc cúm A thường bị ho nhiều và cổ họng đau rát, sưng đỏ.

Tình trạng ho nhiều đôi khi khiến trẻ mệt mỏi, con ăn không ngon miệng. Thậm chí nhiều trẻ còn bị ho nặng về ban đêm khiến con không ngủ được. Đáng nói hơn cả là kể cả khi bệnh cúm A ở trẻ đã khỏi nhưng tình trạng họ vẫn có thể tiếp diễn trong nhiều ngày sau đó.

Trẻ cúm A ho nhiều

Trẻ cúm A ngoài sốt con còn bị ho nhiều và dai dẳng

2. Nên làm gì khi trẻ bị cúm A ho nhiều?

Cách tốt nhất để những cơn ho sau cúm A nhanh chóng kết thúc, con cần được tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Bởi cúm A là một bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm, vì thế cha mẹ không nên chủ quan trước bất cứ vấn đề sức khỏe nào của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo một vài cách trị họ cho trẻ sau đây:

2.1  Dùng các loại thuốc trị ho

  • Một vài loại thuốc điều trị chảy dịch mũi sau

Trong trường hợp trẻ bị ho do chảy mũi dịch sau, con có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh dòng Histamin, như: Clemastine hoặc Chlorpheniramine,… Clemastine, Chlorpheniramine sẽ giúp hạn chế cơn ho hiệu quả. Tuy nhiên hạn chế của những loại thuốc này là dễ gây buồn ngủ cho trẻ.  Những loại thuốc này hiện nằm trong danh sách thuốc kê đơn, vì thế cha mẹ chỉ nên dùng khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  • Thuốc trị ho không kê đơn

Thuốc trị ho không kê đơn hiện nay được bày bán khá phổ biến tại các nhà thuốc. Mẹ có thể mua thuốc về dùng theo đúng hướng dẫn đến từ nhà sản xuất. Những loại thuốc trị ho không kê đơn này hoạt động theo cơ chế giúp làm long đờm trong đường thở từ đó có thể loại bỏ được đờm khỏi cổ họng nhờ các phản xạ ho của trẻ.

Những loại thuốc trị ho không kê đơn có thể được bào chế dưới dạng viên nang, viêm ngậm, siro vì thế cha mẹ cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được  tư vấn. Không tự ý dùng thuốc nhiều hơn khuyến cáo bởi điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

  • Thuốc có tác dụng với viêm mô đường thở

Ho sau cúm A do viêm mô đường thở thường được điều trị tương tự bệnh hen suyễn. Với cách điều trị này, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thích phế quản bằng cách cho bé hít một loại thuốc. Sau khi kiểm tra nếu nhận thấy khả năng thở của bé bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ kê đơn một hoặc một số thuốc như: Corticosteroid dạng hít, Leukotriene, như Singulair, Prednisone đường uống.

Việc dùng thuốc và điều trị cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Trẻ cúm A bị ho nhiều

Khi con bị ho nhiều do cúm A cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được kiểm tra

2.2 Trị ho từ các bài thuốc dân gian

Sử dụng bài thuốc dân gian để trị ho cho trẻ cũng là cách thường được nhiều cha mẹ áp dụng nhờ sự đơn giản, tiện lợi và hiệu quả. Một vài bài thuốc dân giản trị ho cha mẹ có thể tham khảo như: sử dụng húng chanh cùng quất và đường phèn hấp cách thủy, cải cúc hấp cách thủy với mật ong, lá hẹ hấp cùng đường phèn… Những loại thuốc này khi uống giúp cổ họng trẻ được dịu lại và giảm ho một cách từ từ.

Để thuốc đạt được hiệu quả tốt, trẻ cần được kiên trì sử dụng trong một thời gian nhất định.

2.3 Cho trẻ tới các cơ sở y tế

Khi điều trị ho tại nhà cho trẻ nhưng nếu nhận thấy tình trạng ho ở trẻ không thuyên giảm, trẻ ho dai dẳng, ho kèm theo khó thở hoặc tức ngực, lúc này cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tình trạng này không nên để kéo dài bởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nhỏ.

Trẻ cúm A bị ho nhiều

Khi cha mẹ dùng cho trẻ bất cứ loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn

3. Những lưu ý khi điều trị cho trẻ bị cúm A ho nhiều

Để tình trạng ho cúm A ở trẻ sớm được cải thiện, cha mẹ nên lưu ý tới một số điều sau:

– Đối với những loại kẹo ngậm hoặc thuốc ho chỉ nên dùng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.

– Các loại thuốc ho không kê đơn không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ không nên sử dụng các loại thuốc này cho trẻ dưới 6 tuổi vì nguy cơ xuất hiện các phản ứng phụ là khá cao.

– Không cho trẻ em 1 tuổi hoặc nhỏ hơn uống các loại thuốc ho, bài thuốc trị ho hoặc siro có chứa mật ong.

– Trẻ dưới 4 tuổi uống bất cứ loại thuốc ho nào cũng cần phải có chỉ định của bác sĩ.

– Trong quá trình trẻ bị ho do cúm A mẹ cũng nên chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho con uống nhiều nước ấm, bổ sung vitamin C từ rau củ, trái cây…

– Trẻ nên được vệ sinh thân thể bằng nước ấm để giúp giảm ho được hiệu quả.

– Không cho trẻ ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, trẻ thức khuya… bởi điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị ho cho trẻ.

Việc áp dụng những cách trị ho trên kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp trẻ có được kết quả điều trị tốt hơn đồng thời giảm thiểu những rủi ro biến chứng tới sức khỏe trẻ nhỏ.

Trẻ bị cúm A ho nhiều là tình trạng khá phổ biến, cha mẹ khi thấy con ho nên đứa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế và dùng thuốc theo đúng chỉ định để sức khỏe của con sớm được thuyên giảm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital