Trẻ 2 tháng bị táo bón mẹ cần làm gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Khi trẻ 2 tháng tuổi, quá trình ăn ngủ của trẻ cũng có nhiều thay đổi so với những ngày đầu đời. Trong khoảng thời gian này, nhiều trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng táo bón khiến mẹ không khỏi băn khoăn. Vậy trẻ 2 tháng bị táo bón cha mẹ cần làm gì?

1. Dấu hiệu trẻ 2 tháng bị táo bón

Trẻ 2 tháng bị táo bón là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ

Trẻ 2 tháng bị táo bón là tình trạng thường gặp.

Ở những năm tháng đầu đời, những thay đổi dù là nhỏ nhất của trẻ cũng được ba mẹ chú ý. Bên cạnh chế độ ăn, ngủ thì chế độ đi ngoài  của trẻ được nhiều ba mẹ quan tâm. Bình thường, ở trẻ 2 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn sẽ đi dại tiện khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày. Tính chất phân thường mềm và nát, phân có mùi chua và màu hoa cải. Tuy nhiên với trẻ ăn sữa công thức hoặc sử dụng cả sữa công thức lẫn sữa mẹ thì tần suất đi ngoài có thể ít hơn, phân thường rắn hơn và có mùi thối hơn.

Song, không phải lúc nào trẻ cũng đi cữ như vậy, nhiều trường hợp trẻ không đi ngoài trong vài ngày khiến cha mẹ bỉm sữa không khỏi lo lắng. Có thể nói đây là một trong những dấu hiệu táo bón ở trẻ. Tuy nhiên, tình trạng táo bón thường diễn ra từ từ và hoàn toàn có thể nhận biết thông qua một số đặc điểm như:

– Trẻ giảm tần suất đi ngoài.

– Tính chất phân cứng hoặc đặc hơn bình thường.

– Khi bị táo nặng hơn, trẻ sẽ đi ngoài ra dạng cục khô cứng và rắn.

– Trẻ có xu hướng cần phải rặn khi muốn đi đại tiện.

Ngoài ra, ở một số tình trạng nghiêm trọng hơn, trẻ táo bón kéo dài thường quấy khóc, bỏ ăn, thường đỏ mặt khi muốn đi ngoài. Khi đó, ba mẹ cần can thiệp y tế để trẻ có thể đi ngoài một cách bình thường.

2. Nguyên nhân gây táo bón

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Song chế độ ăn của bé, chế độ ăn của mẹ và chế độ vận động là 3 yếu tố liên quan trực tiếp tới tình trạng táo bón. Ngoài ra thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân khá phổ biến.

Sữa là nguồn cung cấp nước chính cho trẻ, thiếu nước dễ gây tình trạng táo bón

Sữa là nguồn cung cấp nước chính cho trẻ, thiếu nước dễ gây tình trạng táo bón

2.1. Táo bón do thiếu nước

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn thường ít xảy ra tình trạng táo bón hơn trẻ ăn sữa công thức. Nguyên nhân do sữa công thức thường cố định tỷ lệ pha theo nhà sản xuất hay vì nhu cầu của trẻ. Chính vì vậy ở một số trẻ cơ thể có thể cần nhiều lượng nước hơn để tiêu hóa. Mặt khác, khi pha sữa cho trẻ, người quan niệm sữa đặc nhiều chất và đỡ phải tiêu hóa hơn nhưng thực ra lại khiến tình trạng tiêu hóa khó khăn hơn và trẻ dễ bị táo bón.

Ngoài nguyên nhân trên, khi lượng nước cung cấp thông qua sữa mẹ hay sữa công thức không đủ với nhu cầu của trẻ sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nước của cơ thể khiến cho trong quá trình tiêu hóa, tính chất phân cứng hơn, dễ gây táo bón hơn.

2.2. Trẻ ít vận động

Các động tác vặn mình, đạp chân của trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi ngoài kích thích phát triển khả năng vận động của trẻ còn có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chính vì thế, trẻ nằm im ít vận động hơn bình thường cũng là nguyên nhân góp phần gây táo bón bởi phân được kích thích đẩy ra ngoài chậm gây mất nước và phân khô hơn.

2.3. Chế độ ăn của mẹ

Với những trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc có bú mẹ thì chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa của trẻ, với trẻ 2 tháng tuổi cũng không ngoại lệ. Khi chế độ ăn của mẹ thiếu chất xơ của rau xanh, tăng đạm, dầu mỡ,… khiến tính chất sữa thay đổi cũng có thể khiến trẻ bị táo bón.

2.4. Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng trực tiếp cho trẻ hay thông qua sữa mẹ đều ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón phổ biến.

Thuốc kháng sinh có thể gây hại đối với hệ lợi khuẩn trong đường ruột và gây mất cân bằng vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh thường có tính nóng và khi “tiêu hóa” hết lượng thuốc kháng sinh này, cơ thể trẻ cần được bổ sung nước nhiều hơn nên dễ gây ra tình trạng táo bón.

3. Trẻ 2 tháng bị táo bón cha mẹ nên làm gì?

Khi trẻ 2 tháng bị táo bón, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây để giúp trẻ cải thiện tình trạng này

3.1. Điều chỉnh chế độ ăn của cả mẹ và bé

Khi trẻ bị táo bón, điều đầu tiên mẹ cần làm là gia tăng số lần bú sữa cũng như ăn sữa công thức cho trẻ để đảm bảo bé không bị thiếu nước. Lưu ý với sữa công thức cần được pha đúng tỷ lệ.

Bên cạnh đó, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn bằng cách bổ sung đủ nước, ăn nhiều hơn rau xanh và cân đối chất đạm, đường bột và các chất béo. Đồng thời cần hạn chế sử dụng các đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê.

Trong trường hợp mẹ hoặc bé đang dùng thuốc kháng sinh, hãy cho trẻ bú nhiều hơn và mẹ cũng nên uống nhiều nước hơn để giảm táo bón cho trẻ.

3.2. Lựa chọn sữa công thức phù hợp cho trẻ

Khi dùng sữa công thức trẻ bị táo bón, bạn cần xem lại cách pha sữa đứng hay chưa. Tuy nhiên ngay cả khi sữa pha đúng tỷ lệ, tình trạng táo bón vẫn không được cải thiện thì cha mẹ cần xem xét đổi sang các sản phẩm sữa công thức phù hợp cho trẻ.

3.3.Thực hiện các động tác hỗ trợ cho trẻ

Mẹ có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón bằng các động tác Mát-xa và đạp xe cho trẻ

Mẹ có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón bằng các động tác Mát-xa và đạp xe cho trẻ

Ba mẹ có thể thực hiện mát-xa hằng ngày cho con để kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Động tác mát-xa bụng cần thực hiện ngược chiều kim đồng hồ, kéo dài từ 10 – 15 phút mỗi lần và từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

Bên cạnh động tác mát-xa thì ba mẹ có thể thực hiện đạp xe cho bé. Với động tác đạp xe. mẹ đặt bé nằm ngửa, ngồi đối mặt với bé và dùng tay giúp chân bé cử động giống động tác đạp xe.

3.4. Ngâm mông trong nước ấm

Biện pháp này nhằm giúp hậu môn của bé mềm, bé được thư giãn, bớt đau đớn và giúp phân được đưa ra ngoài một cách dễ dàng hơn.

Trên đây là một số kiến thức liên quan tới tình vấn đề trẻ 2 tháng táo bón. Ở mỗi độ tuổi của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng táo bón đều có thể xảy ra, chính vì vậy ngoài chế độ ăn, cha mẹ hãy chú ý đến chế độ vận động và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời để không ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital