Trẻ 1 đến 2 tháng đi ngoài nhiều lần và có chất nhầy

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Câu hỏi:

Thưa bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi trẻ 1 đến 2 tháng đi ngoài nhiều lần và có chất nhầy là biểu hiện của bệnh gì? Khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần và có chất nhầy thì em nên làm gì để con mau khỏi bệnh ạ?

(Nguyễn Minh Hà – 26 tuổi, Sơn Tây, Hà Nội)

Trẻ 1 đến 2 tháng đi ngoài nhiều lần và có chất nhầy

Trẻ sơ sinh 1 đến 2 tháng tuổi đi ngoài nhiều lần và có chất nhầy có thể do rất nhiều nguyên nhân mà mẹ không ngờ tới

Trả lời:

Chào bạn Minh Hà, cảm ơn bạn Hà đã quan tâm và gửi câu hỏi đến hệ thống y tế Thu Cúc của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn: Trẻ 1 đến 2 tháng đi ngoài đi ngoài nhiều lần và có chất nhầy là biểu hiện của bệnh gì? Làm gì để con mau khỏi bệnh? Tôi xin được giải đáp như sau.

Trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi đi ngoài nhiều lần và phân có chất nhầy. Đây có thể đơn giản chỉ là một hiện tượng thông thường và mẹ không nên quá lo lắng. Điều này vốn dĩ là do đường ruột (hệ tiêu hóa) của trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ còn khá non nớt. Chính vì vậy con có thể bị đi ngoài một vài lần và phân có chất nhầy khi bú sữa mẹ trong thời kỳ mẹ đang sử dụng một số loại thuốc nào đó.

Hoặc khi mẹ ăn các những loại thực phẩm, thức ăn “lạ bụng” đặc biệt là các đồ tanh như hải sản, trẻ cũng có thể bị đi ngoài và phân có chất nhầy. Đối với những trẻ ít bú mẹ, dùng thêm hoặc ăn hoàn toàn bằng sữa ngoài khi không hợp với loại sữa mà bé ăn, uống con cũng có thể bị đi ngoài một vài lần và phân có chất nhầy.

mẹ ăn các những loại thực phẩm, thức ăn “lạ bụng” đặc biệt là các đồ tanh như hải sản (tôm, cua, cá, mực,…) trẻ cũng có thể bị đi ngoài và phân có chất nhầy.

Mẹ ăn các những loại thực phẩm, thức ăn “lạ bụng” đặc biệt là các đồ tanh như hải sản cũng khiến trẻ bị đi ngoài và phân có chất nhầy.

Tuy nhiên, bé đi ngoài nhiều lần và có chất nhầy cũng có thể biểu hiện một số bệnh lý mà ba mẹ cần chú ý.

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng bé đi ngoài nhiều và có chất nhầy

1.1 Do chưa tiêu hóa hết thức ăn

Khi thấy trẻ đi ngoài có chất nhầy và bọt, phân lỏng thì có thể do đường ruột trẻ bị kích thích. Điều này bởi chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa.

1.2 Do trẻ bị dị ứng với sữa công thức

Trong một số trường hợp, trẻ bị dị ứng với protein sữa bò có trong sữa công thức. Loại dị ứng này còn được gọi với tên là viêm đại tràng dị ứng. Theo thống kê, có khoảng 2 – 3% trẻ em mắc phải tình trạng này.

Thông thường, những triệu chứng cho thấy trẻ bị dị ứng sữa công thức sẽ xuất hiện trong khoảng 2 tháng đầu. Không chỉ dừng ở đi ngoài nhiều, có nhầy, nhiều trường hợp, phân của trẻ còn dính máu.

1.3 Do Rotavirus

Có một loại virus mang tên Rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy. Rotavirus thường được lây nhiễm qua các tiếp xúc với bề mặt, vật bị nhiễm bẩn.

Loại virus này có khả năng gây bệnh viêm dạ dày. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột. Bệnh gây nên những tổn thương lớp lót bên trong ruột. Các tổn thương này sẽ khiến cho thức ăn không được hấp thụ. Từ đó, dẫn đến việc bé bị tiêu chảy nặng. Trẻ đi ngoài có nhất nhầy màu xanh hoặc nâu, kèm theo sốt, nôn mửa trong vài ngày đầu.

1.4 Do vi khuẩn

Trong trường hợp bé sống trong môi trường không được đảm bảo vệ sinh thì bé sẽ rất dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập. Điển hình là loại vi khuẩn E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia. Vi khuẩn này gây ra tình trạng tiêu chảy.

Khuẩn Ecoli là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tiêu chảy ở trẻa

Khuẩn Ecoli là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tiêu chảy ở trẻa

Biểu hiện chung thường gặp nhất chính là bé bị sốt cao, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu.

1.5 Do các nguyên nhân khác

Một số trường hợp, trẻ đi ngoài có chất nhầy còn xuất hiện do một số nguyên nhân khác:

– Lồng ruột: Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Tình trạng này khiến bé đi phân nhầy và đôi khi có lẫn máu. Lồng ruột có thể hiểu là sự rối loạn khi có một đoạn của ruột trượt vào đoạn tiếp theo. Điều này sẽ khiến giảm lưu lượng máu, viêm, sưng phù nề.

– Mọc răng: Khi trẻ trong độ tuổi mọc răng, phân có xuất hiện nhầy là bình thường. Ở giai đoạn này, trẻ tiết nhiều nước bọt dẫn tới kích ứng ruột. Điều này tạo nên nhiều chất nhầy và bám theo phân.

– Dị ứng chế độ ăn uống của mẹ: Không chỉ sữa công thức, sữa mẹ đôi khi cũng là tác nhân gây dị ứng ở trẻ. Điều này được lý giải bởi nguồn thức ăn mà người mẹ ăn hàng ngày. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện. Do đó, khi mẹ ăn những sản phẩm từ sữa hay cay, nóng cũng khiến trẻ không thích ứng được. Từ đó, trẻ sẽ có dấu hiệu đầy hơi, nôn ói và quấy khóc.

2. Làm gì để con không còn đi ngoài nhiều lần và phân không có chất nhầy

– Khi trẻ sơ sinh 1 đến 2 tháng tuổi bị đi ngoài có chất nhầy, ba mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy xem xét kỹ các nguyên nhân như chế độ ăn uống của mẹ. Mẹ có đang dùng thuốc hay các chất kích thích gì không? Nếu bé uống thêm sữa ngoài hay ăn hoàn toàn sữa ngoài, hãy xem loại sữa đang dùng có phù hợp không. Ta hãy thử thay đổi sữa xem bé có còn tình trạng đi ngoài nữa không.

– Nếu bé đi ngoài nhiều lần và phân có chất nhầy mà không do mẹ đang dùng thuốc hoặc ăn đồ ăn lạ. Nguyên nhân cũng không do sữa hay đồ uống của bé. Ba mẹ nên cho con đến thăm khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân từ đó có biện pháp điều trị tốt nhất.

– Mặc dù không quá lo lắng nhưng ba mẹ cũng không nên để bé bị đi ngoài quá lâu. Hãy cho con đến thăm khám tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán đúng nguyên nhân. Từ đó, biện pháp điều trị phu hợp sẽ được đưa ra cho bé mau khỏi.

trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần và có chất nhầy nên thăm khám sớm với bác sĩ

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần và có chất nhầy nên thăm khám sớm với bác sĩ

Hi vọng những điều chia sẻ trên, có thể giúp bạn Minh Hà hiểu thêm về lý do trẻ 1 đến 2 tháng tuổi bị đi ngoài nhiều lần và phân có chất nhầy là do những nguyên nhân gì? Biện pháp tốt nhất ba mẹ nên làm là nên cho con đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital