Sa sút trí tuệ nếu không được điều trị để giảm bớt sự tiến triển có thể gây ra các biến nghiêm trọng như dinh dưỡng kém, viêm phổi, mất an toàn… thậm chí tử vong.
Menu xem nhanh:
1. Sa sút trí tuệ là gì?
Sa sút trí tuệ là một hội chứng về nhận thức, tư duy, hành động và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bệnh này không những tác động tiêu cực đối với tinh thần, tâm lý xã hội và sức khỏe của người mắc bệnh mà còn cả với những người chăm sóc họ.
Mặc dù bệnh này thường ảnh hưởng với người cao tuổi nhiều hơn, song bệnh này không phải quá trình lão hóa bình thường mà còn là hậu quả của một số yếu tố bệnh tật.
Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ bệnh cũng có thể bao gồm béo phì và tăng huyết áp ở tuổi trưởng thành; huyết áp cao ở người lớn tuổi; đái tháo đường; thiếu máu não đa ổ; tăng mỡ máu; thói quen uống rượu hoặc/và các chất kích thích; tiền sử gia đình có người bị hội chứng sa sút trí tuệ; trầm cảm…
2. Nguyên nhân mắc bệnh sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ phổ biến hơn ở nhóm người cao tuổi. Tuy nhiên, hội chứng không có nguyên nhân là do sự tác động của quá trình lão hoá và các bệnh lý khác.
Ở người lớn tuổi tình trạng này có thể xuất phát từ bệnh Alzheimer, các bệnh Parkinson hoặc các bệnh nội khoa khác. Ngoài ra, các triệu chứng có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân có bệnh lý tâm thần mãn tính như động kinh, tâm thần phân liệt…
2.1. Bệnh Alzheimer
Sa sút trí tuệ là một hội chứng bao gồm nhóm các dấu hiệu dẫn đến tình trạng suy giảm nhận thức, trí nhớ. Trong đó, bệnh nhân Alzheimer được chẩn đoán bị sa sút trí tuệ chiếm khoảng 50 – 60%. Đây cũng là lý do lớn nhất để hội chứng Alzheimer xuất hiện.
2.2. Bệnh thần kinh
Sa sút trí tuệ khởi phát bởi chấn thương hoặc sai lệch trong liên kết của tế bào thần kinh trung ương. Do vậy, hội chứng này có liên hệ chặt chẽ với các bệnh lý thần kinh khác.
– Bệnh mạch máu (chiếm 10 – 20%): ổ khuyết, thiếu máu đa ổ, thiếu máu cục bộ ở vỏ não, bệnh Binswanger.
– Các khối u ngoài sọ: u não (chiếm 1 – 5%).
– Chấn thương sọ não: 1 – 5%.
– Thuỷ thũng não áp lực bình thường: 1 – 5% tổng số bệnh nhân.
– Bệnh rối loạn vận động: Parkinson, bệnh Pick, Huntington, bệnh Wilson, thoái triển tủy sống ngoại vi, xơ cứng cột bên teo cơ… chiếm 1% số lượng bệnh nhân.
– Bệnh nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não virus, hội chứng Behcet, giang mai thần kinh, viêm màng não do vi khuẩn mãn tính… chiếm 1% số lượng bệnh nhân.
2.3. Bệnh nội khoa
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:
– Do bị nghiện rượu bia, thuốc lá
– Bị rối loạn miễn dịch: thiếu hụt các vitamin cần thiết như sắt, pentagra, acide folate, vitamin B12. ..
– Rối loạn nội tiết: do bệnh suy thận, suy gan, tuyến giáp, hoặc hội chứng Wernicke – Korsakoff…
– Bệnh viêm mãn tính: bệnh Lupus, bệnh Whipple, xơ cứng bì, và bệnh rối loạn collagen có viêm mạch máu nội sọ…
2.4. Các yếu tố nguy cơ khác
– Tuổi tác. Nguy cơ tăng lên khi già đi, đặc biệt là sau 65 tuổi. Tuy nhiên, chứng mất trí nhớ không phải là một phần bình thường của lão hoá vì chứng suy giảm trí tuệ có thể xảy ra ở những người có tuổi.
– Hoàn cảnh gia đình. Gia đình có tiền sử từng mắc bệnh thì thế hệ sau có khả năng bị bệnh cao hơn. Tuy nhiên, người có tiền sử gia đình không bao giờ phát triển các triệu chứng và nhiều người không có tiền sử gia đình vẫn có thể mắc bệnh.
– Hội chứng Down. Ở tuổi trung niên, một số người mắc hội chứng Down và bệnh Alzheimer sớm so với người khác.
3. Các giai đoạn sa sút trí tuệ
3.1. Giai đoạn đầu sa sút trí tuệ
Các triệu chứng phổ biến bao gồm hay quên, không rõ ngày tháng, trở nên lạc lõng giữa những nơi thân quen. Nhiều người thường bỏ qua giai đoạn đầu của bệnh vì các triệu chứng không rõ ràng, mới ở mức độ nhẹ nên rất dễ nhầm tưởng với các triệu chứng “đãng trí” thông thường như: phụ nữ hay quên sau sinh do bị thiếu sắt hoặc người có trí nhớ kém hơn khi về già. Song, sự chủ quan và sai lầm trong chẩn đoán này làm mất cơ hội sớm được điều trị và phục hồi của người bệnh.
3.2. Sa sút trí tuệ giai đoạn giữa
Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn giữa, các dấu hiệu và triệu chứng trở nên rõ rệt hơn như khó ghi nhớ các sự kiện gần gũi hoặc tên mọi người, trở nên lạc lõng trong gia đình, gặp khó khăn trong giao tiếp, muốn nhờ người khác giúp đỡ trong việc chăm sóc bản thân, thường xuyên đi lang thang và lặp đi lặp lại một câu hỏi.
3.3. Giai đoạn muộn sa sút trí tuệ
Giai đoạn cuối, bệnh nhân gần như sống dựa vào gia đình và ít hoạt động. Các triệu chứng bao gồm mất trí nhớ trầm trọng, không rõ về thời gian và địa điểm, không thể nhớ ra người thân và bạn bè, không muốn người khác chăm lo cho mình, gặp khó khăn khi đi bộ, dễ nổi cáu.
4. Chẩn đoán sa sút trí tuệ
Khi có dấu hiệu nghi ngờ, người nhà nên đưa người bệnh đi thăm khám sớm. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán, bởi các bệnh lý thuộc mảng tâm thần kinh thường không rõ ràng, phụ thuộc vào việc điều tra bệnh lý, tiền sử.
Để điều trị, bác sĩ sẽ tìm các chức năng, kỹ năng mà bệnh nhân bị mất phối hợp với các kỹ thuật chẩn đoán như:
– Chụp CT, MRI não bộ
– Xét nghiệm máu
– Chụp cắt lớp positron
– Khám hệ thống thần kinh
– Đánh giá chức năng nhận thức
– Đánh giá sức khỏe tâm thần
Cùng với các bước nêu trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, cũng như mức độ nặng/nhẹ mà bệnh nhân gặp phải. Bệnh nhân nên thăm khám sớm nhằm đảm bảo thuận tiện trong việc chẩn đoán và chữa trị.
5. Điều trị sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là bệnh không thể chữa khỏi, cũng như không thể đảo ngược sự tiến triển của bệnh. Tuy vậy, nếu thăm khám và phát hiện sớm có thể giúp chẩn đoán đúng các nguyên nhân gây bệnh và điều trị các nguyên nhân đó hiệu quả hơn thông qua việc điều trị thực thể, đồng thời giúp gia đình bệnh nhân chủ động hơn trong việc quản lý, chăm sóc cũng như động viên, sẻ chia với bệnh nhân.
Liên hệ Thu Cúc TCI để được hỗ trợ thông tin bệnh và hẹn lịch thăm khám. Hotline: 0936 388 288.