Tổng quan bệnh viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ

Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em là một bệnh lý về hô hấp thường gặp. Nhiều người cho rằng bệnh viêm phế quản dạng hen và bệnh hen suyễn là một, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cơ bản, tổng quan về bệnh viêm phế quản dạng hen ở đối tượng trẻ nhỏ để các bố mẹ và bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý này.

1. Viêm phế quản dạng hen không phải là bệnh hen suyễn

Nhiều người nhầm lẫn bệnh viêm phế quản dạng hen ở trẻ emhen suyễn ở trẻ em là cùng một bệnh. Tuy nhiên, điều này là vô cùng sai lầm, bởi hen suyễn với viêm phế quản dạng hen là hai bệnh khác nhau.

Viêm phế quản dạng hen còn có tên gọi khác là viêm phế quản co thắt, là một bệnh lý ở mức nặng của viêm phế quản. Thực tế, bệnh viêm phế quản dạng hen có thể xảy ra ở các bé không bị hen suyễn. Thế nhưng, nếu bé bị hen suyễn thì sẽ tăng lên nguy cơ mắc viêm phế quản dạng hen.

Tổng quan bệnh viêm phế quản dạng hen ở trẻ em-1

Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em là một bệnh thường gặp

Bệnh viêm phế quản dạng hen xảy phổ biến hơn ở đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện khi các bé đã bị viêm nhiễm khiến đường dẫn khí đi sâu vào phổi bị thu nhỏ dần. Bé mắc viêm phế quản dạng hen thường xuất hiện nhiều triệu chứng cùng một lúc, chồng chéo nhau. Nếu không được xử lý, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng trẻ.

2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản dạng hen

2.1 Nguyên nhân gây viêm phế quản dạng hen ở trẻ nhỏ

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản dạng hen vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên theo các chuyên gia, những tác nhân gây bệnh thường gặp có thể kể đến như:

– Khói thuốc lá;

– Ô nhiễm môi trường;

– Thời tiết giao mùa hay thay đổi thất thường;

– Bị nhiễm vi khuẩn, virus;

– Những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hay nấm mốc.

2.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đã bị viêm phế quản dạng hen

Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đã bị viêm phế quản dạng hen

Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đã bị viêm phế quản dạng hen

Khi mắc viêm phế quản dạng hen, trẻ thường xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng phổ biến sau:

– Bé bị ho, đờm tăng dần và có hiểu hiện khò khè;

– Bé thở nhanh và có biểu hiện khó thở;

– Bé khi thở có hiểu hiện rút lõm lồng ngực, thở khò khè;

– Bé thường có cảm giác buồn nôn sau khi ăn.

Rõ ràng, các dấu hiệu, triệu chứng bệnh viêm phế quản dạng hen khá giống với hen suyễn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến không ít người nhầm lẫn hai bệnh là một.

Thực tế, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh chỉ để bố mẹ phát hiện con mình có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe, cần được đi khám bác sĩ. Còn để chắc chắn con có mắc viêm phế quản dạng hen hay không, bé cần được đi khám bác sĩ, tiến hành những xét nghiệm, kiểm tra cần thiết.

3. Biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp khi mắc viêm phế quản dạng hen

Ngay khi phát hiện trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường về hô hấp, nghi mắc viêm phế quản dạng hen, bố mẹ cần phải bé đi khám bác sĩ sớm. Bởi sau khi các triệu chứng ban đầu xuất hiện khoảng 2 – 3 ngày, tình trạng bệnh của bé sẽ chuyển nặng hơn. Trẻ cần được đi khám bác sĩ để hỗ trợ điều trị, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trường hợp bố mẹ chủ quan, bé viêm phế quản dạng hen không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm sau:

– Suy hô hấp: Viêm phế quản dạng hen có thể gây ra sự co thắt và sưng đường hô hấp, gây khó thở. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến suy hô hấp, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể.

Viêm tai giữa: Các vị trí đường Eustachian (một kênh nối tai giữa và hốc mũi) có thể bị ảnh hưởng bởi viêm phế quản dạng hen. Viêm này có thể dẫn đến viêm tai giữa, một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, gây đau tai, ngứa và thiếu thính lực.

– Viêm phổi: Trong trường hợp không điều trị kịp thời, viêm phế quản có thể lan sang các phần khác của đường hô hấp và gây viêm phổi. Điều này có thể gây sốt, đau ngực, khó thở và các triệu chứng viêm nhiễm khác.

– Xẹp phổi: Trẻ em mắc viêm phế quản dạng hen có thể trải qua các cuộc tấn công co thắt đường phế quản nặng, dẫn đến mức độ suy kiệt nhiều khí trong phổi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng xẹp phổi, là tình trạng mất khả năng mở rộng của phổi khi hít thở.

4. Xử trí khi bé xuất hiện các dấu hiệu nghi mắc viêm phế quản dạng hen

Khi phát hiện trẻ xuất hiện những biểu hiện nghi mắc viêm phế quản dạng hen bố mẹ không nên chủ quan. Cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám càng sớm càng tốt.

Trẻ nghi mắc viêm phế quản dạng hen cần được đi khám bác sĩ sớm

Trẻ nghi mắc viêm phế quản dạng hen cần được đi khám bác sĩ sớm

Trẻ mắc viêm phế quản dạng hen ở độ tuổi càng nhỏ thì càng khó chẩn đoán, xác định bệnh. Vậy nên, ngoài được được bác sĩ khám lâm sàng, bé còn được tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng cần thiết để xác định bệnh.

Thường thì khi đã hoàn tất buổi khám, bác sĩ sẽ đọc kết quả khám của bé cho bố mẹ nghe, chỉ ra nguyên nhân gây nên các triệu chứng bé gặp phải thông qua hình ảnh chụp x-quang thu được. Sau đó, bé sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp. Mục đích điều trị nhằm làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở đường dẫn khí của bé. Nhờ đó, đường dẫn khí của bé được mở ra, loại bỏ các dịch nhầy gây tắc nghẽn đường thở.

5. Các cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản dạng hen

Theo các chuyên gia, cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh viêm phế quản dạng hen cho trẻ là giảm tiếp xúc với các chất kích thích đường hô hấp. Bố mẹ có thể tham khảo các cách phòng ngừa bệnh cho bé sau đây:

– Khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với môi trường có khói bụi, bố mẹ hãy cho bé đeo khẩu trang và che mũi cẩn thận để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích.

– Hút sạch bụi trong nhà và nơi làm việc, duy trì môi trường sống thoáng khí và sạch sẽ.

– Hạn chế cho bé tiếp xúc với thú cưng để tránh gây kích thích đường hô hấp.

– Bố mẹ có thể sử dụng bộ lọc không khí trong nhà hoặc nơi làm việc nhằm loại bỏ các tác nhân gây kích thích cho đường hô hấp của bé như phấn hoa hay bụi bẩn.

– Bố mẹ hãy bảo vệ tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc.

– Đảm bảo trẻ được vệ sinh tay, chân thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

– Cho bé súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để giảm viêm nhiễm và đau họng.

– Cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống. Hạn chế thực phẩm gây dị ứng như các loại đồ ăn cay nóng.

Việc áp dụng các biện pháp này chỉ có thể giúp giảm nguy cơ mắc viêm phế quản dạng hen ở trẻ em. Trường hợp bé xuất hiện triệu chứng nghi mắc viêm phế quản dạng hen, bố mẹ đừng chủ quan mà hãy cho bé đến Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ khám, xác định bệnh và hỗ trợ điều trị sớm nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital