Tổng hợp các thông tin về sỏi niệu đạo ở nam giới

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi niệu đạo ở nam giới là căn bệnh phổ biến, xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới. Lý do tại sao, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và các phương pháp điều trị sẽ được cung cấp trong bài viết sau đây.

1. Sỏi niệu đạo là gì & tại sao hay xảy ra ở nam giới

1.1 Giải đáp: Sỏi niệu đạo tại sao hay xảy ra ở nam giới

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ sáo hay lỗ tiểu để thoát ra ngoài. Ở nam giới niệu đạo còn giữ chức năng dẫn tinh dịch đưa ra ngoài cơ thể. Niệu đạo ở nam giới dài khoảng 18-20cm gấp đến 6 lần so với nữ giới. Cấu tạo sinh lý niệu đạo nam giới được chia thành hai phần là niệu đạo sau và niệu đạo trước. Niệu đạo trước dài khoảng 10-12cm, còn gọi là niệu đạo xốp vì có vật xốp bao quanh. Niệu đạo sau dài từ 4,5cm đến 5cm gồm niệu đạo tuyến tiền liệt và niệu đạo màng. 

Sỏi niệu đạo cũng là một trong những loại sỏi tiết niệu do các tinh thể xuất hiện ở niệu đạo, mà không được bài xuất ra ngoài. Càng lâu ngày sỏi càng lớn gây cản trở tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu và gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.

Sỏi niệu đạo ở nam giới thường phổ biến hơn ở nữ giới là bởi ống niệu đạo của nam dài gấp đến khoảng 6 lần so với nữ giới, nên từ đó nếu xuất hiện sỏi cũng sẽ khó khăn hơn trong việc di chuyển và đào thải ra bên ngoài.

Ở nam giới mắc sỏi niệu đạo thường có đến ⅓ sỏi xuất hiện ở niệu đạo sau và ⅔ xuất hiện sỏi ở niệu đạo trước. Thường sẽ chỉ có 1 viên sỏi và nằm dọc theo niệu đạo.

sỏi niệu đạo ở nam và nữ

Sỏi niệu đạo thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới

1.2 Nguyên nhân hình thành sỏi niệu đạo ở nam giới

Một số nguyên nhân hình thành nên sỏi ở niệu đạo của nam giới là bởi:

– Chủ yếu là sỏi ở các bộ phận phía trên niệu đạo như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang rơi xuống, mắc lại tại niệu đạo khi có kích thước lớn, bề mặt gồ ghề.

– Nguyên nhân thứ hai là do hẹp niệu đạo hoặc có túi thừa niệu đạo, dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện cho cặn tích tụ thành viên sỏi

– Lý do khác có thể là bởi cấu tạo hệ sinh dục ở nam giới như hẹp bao quy đầu, dính bao quy đầu cũng sẽ làm tăng nguy cơ tạo sỏi và làm kẹt sỏi. 

2. Triệu chứng điển hình cần nhận biết sớm của sỏi niệu đạo

Do bị mắc lại tại ống dẫn nước tiểu nên sẽ dẫn đến hệ bài tiết của cơ thể ảnh hưởng, từ đó bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng điển hình như:

–  Đau vùng bụng dưới, đau dương vật: Các cơn đau vùng bụng dưới quặn thắt, dữ dội và càng đau hơn tần suất nhiều hơn khi sỏi tăng kích thước. Ngoài ra, bệnh nhân còn đau ê ẩm vùng thắt lưng, cơn đau sẽ dần dần sẽ tăng lên bởi hệ bài tiết bị ức chế.

Không những vậy sỏi còn cọ xát vào niêm mạc niệu đạo, sẽ dẫn đến đau buốt ở dương vật, dương vật cương lên do đau, lỗ niệu đạo rỉ máu…

– Các triệu chứng đi tiểu: Viên sỏi mắc tại niệu đạo cản trở lưu thông nước tiểu còn dẫn đến các triệu chứng khó khăn trong việc đi tiểu như: Tiểu khó, tiểu buốt, đang tiểu dừng đột ngột, có khi bí đái hoàn toàn, tia tiểu nhỏ, buồn tiểu nhiều lần… Ngoài ra có thể có thêm biểu hiện tiểu đục, tiểu có lẫn máu hoặc mủ.

– Cuối cùng người bệnh có thể bị sốt khi sỏi gây nên tình trạng viêm nhiễm niệu đạo hay đường tiết niệu.

sỏi niệu đạo ở nam và triệu chứng

Bệnh nhân mắc sỏi niệu đạo có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu dừng đột ngột…

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả sỏi niệu đạo

3.1 Chẩn đoán chính xác sỏi niệu đạo ở nam giới bằng cách nào?

Khi phát hiện những dấu hiệu kể trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh kịp thời. Bởi coi thường, bỏ qua những cảnh báo về sức khỏe sẽ dẫn đến những biến chứng bệnh khôn lường như viêm nhiễm trùng đường tiết niệu, thận ứ nước, giãn đài thận – bể thận do ứ nước, suy thận cấp tính, suy thận mạn tính…

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, sau đó sẽ đưa bệnh nhân đi làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X Quang, chụp CT… Từ đó bác sĩ sẽ xác định được vị trí sỏi, kích thước, tình trạng bệnh đã gây biến chứng hay chưa. Sau đó sẽ tư vấn và đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.

3.2 Các phương pháp điều trị loại bỏ sỏi niệu đạo ở nam giới

Dựa vào bệnh án của mỗi người, sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau bằng điều trị nội khoa sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa.

3.2.1 Điều trị nội khoa

Đối với trường hợp sỏi niệu đạo kích thước nhỏ, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm, tắc nghẽn có thể sử dụng thuốc nhằm mục đích để sỏi tự bài xuất qua đường tiểu

3.2.2 Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp sỏi không thể tan đào thải ra ngoài bằng cách đi tiểu, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp tán sỏi ít xâm lấn nhưng vẫn đạt hiệu quả cao – Đây là những phương pháp tân tiến đang được áp dụng tại các bệnh viện, nhằm giúp bệnh nhân không đau, phục hồi nhanh, ít biến chứng mà vẫn sạch sỏi

– Tán sỏi qua nội soi ngược dòng bằng laser: Sử dụng ống mềm đưa ngược dòng vào niệu đạo đến vị trí sỏi, sau đó dùng tia laser tán vụn sỏi và bơm rửa hút ra ngoài

– Gắp sỏi niệu đạo qua miệng sáo/ lỗ tiểu khi sỏi mắc ở niệu đạo trước gần miệng sáo mà không thoát được ra ngoài bằng đường nước tiểu.

– Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị phía trên hoặc trong trường cần cấp cứu khẩn cấp. Bất lợi của mổ hở là người bệnh đau hơn, phục hồi lâu hơn, có sẹo, nếu tái phát mổ hở sẽ càng khó khăn hơn. .

Tất cả sỏi có kích thước lớn đã gây biến chứng nặng như teo thận, ứ mủ… bệnh nhân cần phải phẫu thuật kịp thời để tránh gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Trong và sau điều trị bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, lịch thăm khám định kỳ để đảm bảo tối ưu trong điều trị, hạn chế tái phát.

sỏi niệu đạo ở nam và phương pháp điều trị

Bệnh nhân tán sỏi niệu đạo tại Thu Cúc TCI

4. Một số lưu ý đề phòng nguy cơ mắc sỏi niệu đạo và sỏi tiết niệu nói chung

Không chỉ sỏi niệu đạo mà các loại sỏi tiết niệu khác như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang cũng cần lưu ý phòng tránh để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh như sau:

– Bạn nên uống đủ 2 đến 3 lít nước hàng ngày, có thể bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả để lượng nước tiểu hàng ngày không quá ít, tạo điều kiện lắng đọng cặn, kết tủa hình thành sỏi.

– Không nên ăn quá nhiều muối, nhiều đường, đạm động vật bởi sẽ làm tăng bài tiết canxi 

– Cân bằng lượng canxi nạp vào cơ thể, không nên quá ít và quá nhiều bởi sẽ khiến oxalat có cơ hội kết hợp cùng canxi tạo sỏi

– Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A, B6, citrate sẽ làm giảm sự hình thành của sỏi

– Ăn vừa đủ lượng oxalat nạp vào cơ thể. Đối với người bình thường là khoảng 4700mg mỗi ngày và ít hơn nếu mắc sỏi tiết niệu. Bạn có thể tham khảo bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

– Không nên nhịn tiểu và ngồi lâu một chỗ, cần vận động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho hệ bài tiết và sức khỏe tổng quát nói chung.

Sỏi có tại niệu đạo ở nam giới là căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy để tránh mắc sỏi niệu quản bạn cũng có thể làm giảm nguyên nhân tác động gây bệnh. Đó chính là bảo vệ bản thân khỏi mắc sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Trên đây là các thông tin về loại sỏi tiết niệu hay xảy ra ở nam giới. Nắm bắt được các thông tin về bệnh sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cho người thân và gia đình tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital