Tìm hiểu về thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dứt điểm và hiệu quả nhất, người bệnh cần có phác đồ điều trị cụ thể và được sự tham vấn của bác sĩ chuyên môn. Bởi đây là một trong số những căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy đâu là phác đồ bằng thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả theo chuẩn phác đồ bộ y tế, người bệnh cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu thông tin về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh phổ biến, căn bệnh này có thể xảy ra với mọi độ tuổi, giới tính và thường dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau bụng thường gặp. Đây là hậu quả của sự mất cân bằng của yếu tố tấn công cùng yếu tố bảo vệ của dạ dày gồm:

– Yếu tố tấn công dạ dày: Acid, Pepsinogen, HP, bia rượu, thuốc lá…

– Yếu tố bảo vệ dạ dày: Lớp nhày dạ dày,  tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày, prostaglandin và HCO3.

Khi lớp màng bên ngoài dạ dày bị mòn, phần ruột sẽ lộ ra. Đặc biệt là với bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá và sử dụng nhiều đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, việc người bệnh thường xuyên ăn cay nóng, ăn uống không điều độ, “bữa đực bữa cái”, giảm cân không khoa học hoặc stress kéo dài cũng có nguy cơ gây bệnh. Những biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày thường bao gồm:

– Bệnh nhân bị đau hoặc bị tức ở bụng

– Đau liên tục từ vùng rốn đến vùng hạ sườn

– Không có cảm giác đói, không bị cảm giác thèm ăn

Thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thường không có cảm giác đói, không bị cảm giác thèm ăn

– Buồn nôn, nôn

– Ợ hơi, bụng căng chướng hoặc cảm giác căng tức bụng, no quá mức sau khi ăn.

Trường hợp nghiêm trọng nhất, bệnh nhân viêm dạ dày có thể bị phá hủy tế bào niêm mạc của dạ dày và dẫn tới dạ dày không sản sinh được axit dẫn tới nguy cơ ung thư dạ dày và giảm khả năng hấp thụ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin B12.

Để điều trị dứt điểm bệnh loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân mắc bệnh để từ đó tìm phương án ngăn ngừa. Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh dạ dày bao gồm:

– Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori(khuẩn HP): Vi khuẩn này khi tiếp xúc với dạ dày sẽ làm mất khả năng chống axit của ruột non, chúng chui vào lớp nhầy dạ dày và tiết những chất độc hại với cơ quan này.

– Người bệnh dùng quá nhiều giảm đau hoặc kháng viêm: Dùng quá nhiều dòng thuốc này dẫn tới cơ thể khó tổng hợp prostaglandin chống lại các vi khuẩn có hại.

– Bệnh nhân nhịn đói, ăn uống không điều độ: Khi cơ thể quá đói, ăn uống không điều độ có thể dẫn tới dạ dày không có thức ăn để tiêu hóa dẫn đến đau đớn.

– Thức khuya nhiều: Nếu bệnh nhân vừa ăn đã đi ngủ trực tiếp sẽ khiến dạ dày gặp áp lực lớn, dạ dày sẽ phải làm việc nhiều hơn.

2. Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

2.1 Các nhóm thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Trước khi tiến hành điều trị dạ dày, người bệnh cần thực hiện những thăm khám và chỉ định nội soi theo yêu cầu của bác sĩ để nắm chắc về tình trạng bệnh.

thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Trước khi tiến hành điều trị dạ dày, người bệnh cần thực hiện những thăm khám và chỉ định nội soi theo yêu cầu của bác sĩ để nắm chắc về tình trạng bệnh.

Về nguyên tắc, để điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần dùng thuốc để ức chế và loại bỏ những yếu tố đang tấn công niêm mạc dạ dày để cân bằng lại yếu tố phá hủy và yếu tố bảo vệ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để “diệt tận gốc” viêm loét và kết hợp lối sống khoa học để tăng sức đề kháng. Trường hợp được chỉ định dùng thuốc thì người bệnh cần uống đủ liều và điều trị đúng phác đồ.

Hiện nay, có hai phác đồ bằng thuốc để điều trị loét dạ dày tá tràng bao gồm: Phác đồ cho viêm loét dạ dày tá tràng thông thường và phác đồ dành riêng cho viêm loét dạ dày dương tính với khuẩn HP, cụ thể:

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng theo chuẩn:

Phác đồ này bao gồm 4 nhóm thuốc:

– Nhóm thuốc kháng axit: Giúp nâng PH dịch vị dạ dày làm giảm đau và bảo vệ tế bào đồng đời tăng độ che phủ, chống đầy hơi. Tuy nhiên dòng thuốc này sẽ tác dụng nhanh ở một thời gian nhất định với một số tác dụng phụ như táo bón hoặc tiêu chảy…

– Nhóm thuốc kháng thụ thể H2: Giúp tăng PH nhanh và hiệu quả nhanh chóng, kiểm soát dịch vị và giảm bài tiết dịch vị. Tuy nhiên khả năng ức chế các axit dịch vị rất yếu.

– Nhóm thuốc ức chế Proton: Nhóm thuốc này làm chậm nhóm kháng axit và ức chế axit mạnh, kiểm soát được axit dịch vị tại dạ dày. Nhóm thuốc này rất ít tác dụng phụ, một số trường hợp bệnh nhân chỉ tiêu chảy nhẹ.

–  Nhóm tăng cường niêm mạc dạ dày: Nhóm thuốc này có tác dụng bảo vệ lớp nhầy tại dạ dày để không khiến vi khuẩn tấn công niêm mạc dạ dày.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng dương tính với vi khuẩn HP

Phác đồ này bao gồm: phác đồ 3 thuốc, phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin, phác đồ nối tiếp, phác đồ 4 thuốc.

Đặc biệt, người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ và dựa trên tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân sau khi được thăm khám. Việc tự ý mua thuốc điều trị có thể khiến cho bệnh trở nên nặng hơn và điều trị khó khăn hơn.

2.2 Cần lưu ý gì khi uống thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Những lưu ý về chế độ ăn uống

Để điều trị viêm dạ dày tá tràng hiệu quả, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học với các nguyên tắc sau:

– Bệnh nhân nên ăn chậm và nhai kĩ hơn để tăng bài tiết của nước bọt và trung hòa lượng axit dạ dày.

– Bệnh nhân cần ăn uống đủ chất, đúng bữa và đúng giờ.

– Bệnh nhân không nhịn đói hoặc ăn quá no khiến dạ dày tăng tiết dịch và gây đau đớn.

– Bệnh nhân nên chia thành nhiều bữa nhỏ một ngày.

– Bệnh nhân nên ăn các thực phẩm chín, thái đồ ăn nhỏ, nấu mềm để giảm áp lực cho dạ dày từ đó hạn chế cơn đau.

– Bệnh nhân nên ăn canh để dễ tiêu hóa, không nên ăn lẫn với cơm, giảm gánh nặng cho dạ dày.

Những lưu ý quan trọng về chế độ sinh hoạt cần nhớ:

– Bệnh nhân không nên thức quá khuya, ngủ ít

thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng thế nào

Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nên thức quá khuya

– Bệnh nhân không nên sử dụng nhiều thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kháng sinh…

– Bệnh nhân lười vận động

– Bệnh nhân lười thăm khám sức khỏe định kỳ.

Trên đây là những thông tin quan trọng về phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân cần nắm được thông tin để điều trị hiệu quả hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital