Tìm hiểu về tật khúc xạ mà người cao tuổi nào cũng có thể mắc

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Có phải người lớn tuổi thì bị viễn thị không? Có một tật khúc xạ mà người cao tuổi nào cũng có thể mắc. Tuy nhiên, tật khúc xạ đó có phải là viễn thị hay không, câu trả lời cho câu hỏi đó sẽ được Thu Cúc TCI chia sẻ trong bài viết sau. Nếu đây là vấn đề bạn đang thắc mắc, đừng bỏ lỡ bài viết này, bạn nhé!

1. Giải đáp chi tiết: Có phải người lớn tuổi thì bị viễn thị không?

Tật khúc xạ là tình trạng nhãn khoa mà khi mắc, người bệnh bị suy giảm thị lực. Tật khúc xạ có bốn dạng: Cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Nhiều người cho rằng, khi cao tuổi, ai cũng sẽ bị viễn thị; tuy nhiên, đây là một nhận thức không đúng. Tật khúc xạ mà người cao tuổi nào cũng có thể mắc là lão thị chứ không phải viễn thị.

Giải đáp chi tiết: Có phải người lớn tuổi thì bị viễn thị không?

Tật khúc xạ mà người cao tuổi nào cũng có thể mắc là lão thị chứ không phải viễn thị.

Hai tật khúc xạ viễn thị và lão thị có nhiều điểm tương đồng. Đây chính là lý do khiến nhiều người có nhầm lẫn trên.

2. Phân biệt viễn thị và lão thị

2.1. Điểm giống nhau giữa hai tật khúc xạ viễn thị và lão thị

2.1.1. Biểu hiện hay dấu hiệu nhận biết viễn thị, lão thị

Điểm giống nhau chủ yếu giữa viễn thị và lão thị là biểu hiện của chúng. Cụ thể, người viễn thị và người lão thị đều có các triệu chứng cơ bản như:

– Gặp khó khăn khi nhìn ở khoảng cách gần: Người viễn thị và người lão thị đều có thể gặp khó khăn (nhìn mờ) khi nhìn ở khoảng cách gần, vấn đề mà trước đó họ không hề có.

– Đau đầu, nhức mỏi mắt khi tập trung nhìn ở khoảng cách gần: Khi tập trung nhìn ở khoảng cách gần, người viễn thị và người lão thị đều có thể trải qua các triệu chứng đau đầu, nhức mỏi mắt.

2.1.2. Phương pháp khắc phục viễn thị, lão thị

Viễn thị và lão thị có chung một phương pháp khắc phục là kính, mặc dù kính viễn thị và kính lão thị có thể hoạt động khác nhau. Kính viễn thị và kính lão thị đều có 3 loại:

– Kính đơn tròng: Kính đơn tròng giúp người viễn thị và người lão thị nhìn ở khoảng cách gần dễ dàng hơn.

– Kính hai tròng: Kính hai tròng giúp người viễn thị và người lão thị nhìn dễ dàng ở cả khoảng cách gần và khoảng cách xa. Kính loại này có hai phần, phân chia rõ ràng bởi một vạch ở giữa, với phần trên là thấu kính giúp người viễn thị và người lão thị nhìn dễ dàng ở khoảng cách xa còn phần dưới là thấu kính giúp người viễn thị và người lão thị nhìn dễ dàng ở khoảng cách gần. Kính hai tròng có một nhược điểm; đó là không thể giúp người viễn thị và người lão thị nhìn dễ dàng ở khoảng cách tầm trung.

– Kính đa tròng: Kính đa tròng giúp người viễn thị và người lão thị nhìn dễ dàng ở cả ba khoảng cách: Gần, trung, xa. Hiện tại, đây là loại kính viễn thị và lão thị được yêu thích nhất, do nó sở hữu nhiều ưu điểm như tối ưu tầm nhìn, tối đa thẩm mỹ.

Viễn thị và lão thị có chung một phương pháp khắc phục là kính, mặc dù kính viễn thị và kính lão thị có thể hoạt động khác nhau.

Kính viễn thị và kính lão thị đều có 3 loại: Đơn tròng, hai tròng, đa tròng.

2.2. Điểm khác nhau giữa hai tật khúc xạ viễn thị và lão thị

2.2.1. Nguyên nhân phát sinh viễn thị

Các nguyên nhân gây ra tình trạng đó và làm phát sinh viễn thị là:

– Trục nhãn cầu ngắn: Ở mắt người bình thường, ánh sáng phản xạ từ vật thể tập trung chính xác lên võng mạc. Ở mắt người viễn thị, vì trục nhãn cầu ngắn, ánh sáng phản xạ từ vật thể không tập trung chính xác lên võng mạc mà tập trung phía sau nó.

– Giác mạc phẳng: Giác mạc phẳng, không đủ độ cong cũng có thể dẫn đến viễn thị.

– Thủy tinh thể suy giảm khả năng thay đổi kích thước: Bình thường, thể thủy tinh có thể thay đổi kích thước để điều chỉnh sự tập trung ánh sáng lên võng mạc. Khi sự linh hoạt trong thay đổi kích thước của thể thủy tinh suy giảm, viễn thị có thể xuất hiện.

Cấu trúc nhãn cầu được quyết định nhiều bởi di truyền. Di truyền là yếu tố nguy cơ chính của tật khúc xạ viễn thị. Chính vì vậy, viễn thị thường xuất hiện từ nhỏ và có thể tăng cường theo thời gian.

2.2.2. Nguyên nhân phát sinh lão thị

Lão thị là một hiện tượng tự nhiên của quá trình lão hóa, liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi cấu trúc nhãn cầu. Cụ thể, nguyên nhân chính dẫn đến lão thị bao gồm:

– Mất độ linh hoạt trong thay đổi kích thước của thể thủy tinh: Thể thủy tinh, một phần của nhãn cầu, có trách nhiệm điều chỉnh sự tập trung ánh sáng lên võng mạc, trở nên cứng và ít linh hoạt hơn theo thời gian. Tình trạng này làm giảm khả năng thích ứng của mắt khi nhìn ở khoảng cách gần.

– Suy giảm sức mạnh cơ nâng đỡ thủy tinh thể: Ngoài khả năng tự thân, thể thủy tinh có thể thay đổi kích thước thuận lợi hay không còn phụ thuộc các cơ nâng đỡ nó. Theo thời gian các cơ này cũng suy giảm sức mạnh. Sự suy giảm sức mạnh của các cơ nâng đỡ thủy tinh thể ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng tập trung ánh sáng lên võng mạc.

Lão thị là một hiện tượng tự nhiên của quá trình lão hóa, liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi cấu trúc nhãn cầu.

Lão thị là một kết quả tất yếu của quá trình lão hóa, liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi cấu trúc nhãn cầu.

Lão thị thường xuất hiện khi chúng ta 40 – 50 tuổi. Lão thị không phải là một bệnh lý, lão thị chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước quá trình lão hóa.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi có phải người lớn tuổi thì bị viễn thị không. Theo đó, không phải người cao tuổi nào cũng bị viễn thị, tật khúc xạ phổ biến ở người cao tuổi là lão thị. Viễn thị và lão thị dễ bị nhầm lẫn do chúng có biểu hiện tương đồng. Đó là đều khiến người có chúng gặp khó khăn khi nhìn các vật ở gần. Tuy nhiên, khác với lão thị, là một kết quả tất yếu của quá trình lão hóa, xuất hiện do thể thủy tinh suy giảm khả năng thay đổi kích thước và các cơ nâng đỡ suy giảm sức mạnh theo thời gian; viễn thị là một vấn đề bẩm sinh, phát sinh do một số bất thường trong cấu trúc nhãn cầu như trục nhãn cầu ngắn, giác mạc phẳng. Vì là vấn đề bẩm sinh nên viễn thị thường xuất hiện khi chúng ta còn nhỏ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital