Tìm hiểu về những biểu hiện cúm A ở người lớn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Do điều kiện thời tiết nóng ẩm tại nước ta nên không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng có nhiều nguy cơ cao mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó điển hình nhất là bệnh cúm A. Việc nhận biết được biểu hiện cúm A ở người lớn giúp nhanh chóng xác định bệnh và có cách điều trị sớm hơn.

1. Nhận biết các biểu hiện cúm A ở người lớn

Vì cùng thuộc bệnh lý đường hô hấp nên rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt bệnh cúm A với các bệnh khác. Nguyên nhân là do các bệnh đều có các biểu hiện khá giống nhau. Tuy nhiên có một vài gợi ý về biểu hiện cúm A ở người lớn sau đây giúp bạn nhận ra mình đã mắc cúm A :

– Sốt, sốt cúm A thường kéo dài nhiều ngày

– Đau nhức đầu

– Đau nhức người

– Hắt hơi, chảy nước mũi

– Một vài trường hợp nặng có thể bị rối loạn điện giải và sốt li bì

Bệnh cúm A ở người lớn có tốc độ lây nhiễm khá nhanh, vì thế khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện cúm A ở người lớn nên chủ động cách ly phòng riêng. Mục đích giảm nguy cơ lây lan sang các thành viên khác trong nhà.

Những biểu hiện cúm A ở người lớn

Những biểu hiện cúm A ở người lớn gồm ho, sốt, chảy nước mũi

2. Người lớn nên làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu cúm A?

Khi có những biểu hiện cúm A ở người lớn, bạn nên bình tĩnh xử lý theo các bước sau:

2.1 Tới cơ sở y tế gần nhất

Cúm A là một bệnh lý nguy hiểm, dễ gây biến chứng, vì thế khi phát hiện mắc bệnh, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện điều trị theo đúng kế hoạch được bác sĩ tư vấn. Khi được điều trị kịp thời, bệnh cúm A sẽ thuyên giảm nhanh chóng và ít gây ra những biến chứng cho người bệnh.

2.2. Theo dõi nhiệt độ cơ thể

Khi mới mắc bệnh, người bệnh thường chỉ sốt nhẹ nên sẽ không có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu không theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên thì dễ dẫn đến tình trạng sốt cao, nếu cơn sốt không hạ sẽ để lại những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Do vậy, khi bị sốt bạn cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng cách đo nhiệt kế. Nhiệt kế cũng nên dùng loại riêng để tránh lây nhiễm.

2.3. Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ

Chế độ dinh dưỡng trong thời gian mắc bệnh cần được chú trọng. Ngoài đảm bảo đủ chất thì thức ăn cũng cần dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị để người bệnh ăn ngon miệng hơn.

Nên nên ưu tiên các thực phẩm lỏng, đã nấu chín kỹ và dễ tiêu hóa. Hạn chế sử dụng nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng trong thời gian này. Bởi những nhóm thực phẩm này sẽ khó tiêu, có thể làm rát họng và gia tăng các cơn ho ở người bệnh. Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên ăn hoa quả tươi, nước ép, sinh tố để bổ sung nước, tránh tình trạng mất nước.

Một vài người bị cúm sẽ cảm thấy thèm những đồ uống lạnh, nhiều đá. Tuy nhiên việc sử dụng đồ ăn lạnh lúc này là điều không nên.

Người cúm A hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi trong giai đoạn này. Hạn để tinh thần căng thẳng. Tiếp đến người bệnh nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái để cơ thể tỏa nhiệt giúp hạ sốt nhanh hơn.

biểu hiện cúm A ở người lớn

Chế độ ăn đủ chất rất quan trọng cho người cúm A

2.4. Hạn chế lây lan

Virus cúm A được xác định là cực kỳ dễ lây lan, trong đó đối tượng trẻ nhỏ và người già có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do hệ miễn dịch suy yếu. Vì thế người lớn mắc cúm A nên chủ động cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với mọi người. Trong quá trình sinh hoạt nên sử dụng đồ cá nhân riêng khi cơ thể bắt đầu có những biểu hiện cúm A ở người lớn.

Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng nước muối, vệ sinh mũi, họng đầy đủ. Nhà cửa cần lau chùi thường xuyên để giảm nơi trú ngụ của các loại virus.

2.5. Chủ động thực hiện các xét nghiệm cúm

Theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân cúm A nên thực hiện các xét nghiệm sau đây:

Thực hiện làm xét nghiệm cúm A. Hiện đã có dịch vụ này phát triển tại nhà nên người bệnh có thể lựa chọn để hạn chế việc đi lại.

Người bệnh nên làm thêm các xét nghiệm để tìm biến chứng của cúm. Trong đó có các xét nghiệm công thức máu, điện giải đồ, chức năng thận, chụp X – quang tim phổi. Dựa vào những kết quả xét nghiệm trên có thể đánh giá cũng như loại trừ những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Biểu hiện cúm A ở người lớn

Người cúm A có thể làm các xét nghiệm khi cơ thể xuất hiện biểu hiện cúm A ở người lớn

3. Cách giảm nguy cơ mắc bệnh cúm A ở người lớn

Do chưa có thuốc đặc trị, bên cạnh đó đây lại là bệnh lý dễ lây lan, vì thế người bệnh có thể dự phòng cúm A theo những cách sau:

– Trong thời điểm mùa dịch nên hạn chế tới chỗ đông người. Chú ý bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày.

– Môi trường sống xung quanh cần thoáng mát, hạn chế tối đa tình trạng ẩm ướt dễ là nơi trú ngụ của ruồi, muỗi…

– Hàng ngày cần vệ sinh chân tay, thân thể sạch sẽ. Súc miệng nước muối, vệ sinh tai, mũi, họng đầy đủ.

– Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm.

Trong bối cảnh dịch cúm A đang bùng phát mạnh việc chủ động nắm rõ những biểu hiện cúm A ở người lớn sẽ giúp quá trình nhận biết và điều trị bệnh được đơn giản hơn. Đặc biệt đây là bệnh lý nguy hiểm, vì thế cả trẻ em hay người lớn đều không nên chủ quan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital