Tìm hiểu về chỉ số CEA

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Chỉ số CEA là một xét nghiệm quan trọng có giá trị trong việc chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng. Chỉ số này cũng có thể đánh giá các bệnh lý ung thư khác trong cơ thể.

Chỉ số CEA là gì?

CEA là một protein được tìm thấy trong các mô phôi thai phát triển trong tử cung, nồng độ CEA trong máu thường biến mất hoặc giảm xuống rất thấp sau khi sinh.

Chỉ số CEA là chất chỉ điểm ung thư được tìm thấy trong máu của người mắc bệnh

Chỉ số CEA là chất chỉ điểm ung thư được tìm thấy trong máu của người mắc bệnh

Ở người lớn, chỉ số CEA bình thường ở trong máu rất thấp (

Khi nào nên làm xét nghiệm chỉ số CEA?

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CEA thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Có các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư đại trực tràng
  • Nhằm theo dõi quá trình điều trị, đánh giá tiên lượng và phát hiện tái phát, di căn
  • CEA cũng được sử dụng như là một chỉ điểm đánh dấu cho các loại bệnh ung thư khác, bao gồm cả ung thư vú, phổi, gan, tuyến tụy, dạ dày, và buồng trứng.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư đại trực tràng, người bệnh có thể cần làm xét nghiệm CEA

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư đại trực tràng, người bệnh có thể cần làm xét nghiệm CEA

Chỉ số CEA cho biết điều gì?

Khi bệnh nhân có khối u nhỏ và ở giai đoạn đầu, chỉ số CEA lần đầu có khả năng bình thường hoặc hơi cao. Bệnh nhân có khối u lớn hơn hoặc khối u đã di căn khắp cơ thể ,có nhiều khả năng chỉ số CEA tăng cao.

Khi chỉ số CEA giảm sau khi điều trị, có nghĩa là hầu hết hoặc tất cả các khối u sản xuất CEA đã được cắt bỏ. Chỉ số CEA  gia tăng đều đặn thường là dấu hiệu đầu tiên của khối u tái phát.

  • Đối với ung thư đại trực tràng: Độ nhạy lâm sàng của CEA để chẩn đoán ung thư đại trực tràng là 50%, độ đặc hiệu là 90%.
  • Trong các ung thư khác như ung thư biểu mô dạ dày, thực quản, tụy, phổi, buồng trứng, tuyến giáp thể tủy… Giá trị CEA chỉ tăng khi ung thư tiến triển, tỷ lệ tăng là khoảng 50-70% trong số các trường hợp.
CEA có thể tăng cao ở nhiều bệnh lý ung thư nên người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe

CEA có thể tăng cao ở nhiều bệnh lý ung thư nên người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe

Chỉ số CEA trong máu cao chưa thể khẳng định bạn mắc bệnh ung thư. Có nhiều bệnh lý lành tính hoặc một số thói quen sống cũng có khả năng làm tăng nồng độ CEA trong máu. Ví dụ như viêm phổi, viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng hoặc polyp đại trực tràng.

Người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra chỉ số CEA trong máu, kịp thời xử trí nếu bệnh tái phát hoặc có chuyển biến xấu ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital