Tìm hiểu về các cách trị sỏi tiết niệu phổ biến

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Bệnh sỏi tiết niệu là một căn bệnh phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm đường tiết niệu… Tuy vậy, nhiều bệnh nhân vẫn chưa nắm được các cách trị sỏi tiết niệu hiệu quả và phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về vấn đề này.

1.Tìm hiểu về bệnh sỏi tiết niệu

1.1 Bệnh sỏi tiết niệu là gì?

Sỏi tiết niệu là sự hình thành tinh thể cứng trong hệ tiết niệu của người bệnh do sự liên kết các chất cặn và khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi đường tiết niệu có thể hình thành trên tất cả các cơ quan trong hệ tiết niệu như: thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo. Đồng thời, sỏi đa dạng về kích thước, số lượng, hình dạng và tính chất:

– Về kích thước: sỏi có thể nhỏ hoặc to tùy vào tình trạng của người bệnh, từ 2mm đến > 20mm

– Về số lượng: sỏi có thể có 1 viên hoặc nhiều viên nằm ở 1 hoặc nhiều cơ quan

– Về hình dạng: sỏi có thể hình tròn, đa giác, elip… và sỏi có thể trơn nhẵn hoặc xù xì góc cạnh…

– Về tính chất: Sỏi có thể là sỏi calci, sỏi Struvit…

Sỏi trong tiết niệu đa phần nhiều hơn ở nam giới so với nữ giới và thường xảy ra đối với nam giới trung niên. Bởi nam giới có cấu tạo hệ tiết niệu phức tạp hơn kết hợp với nhiều thói quen sinh hoạt, ăn uống dẫn tới dễ hình thành sỏi(uống nhiều cà phê, trà đặc, ít uống nước…)

cách trị sỏi tiết niệu

Sỏi hình thành ở niệu quản, bàng quang, thận, niệu đạo gọi là sỏi tiết niệu.

1.2 Trị sỏi tiết niệu có đau không?

Đối với nhiều bệnh nhân “sợ” đau hay “sợ” mổ, việc điều trị bất kỳ một căn bệnh nào cũng khiến người bệnh lo lắng. Tuy nhiên, đối với bệnh sỏi tiết niệu, hiện nay có rất nhiều cách trị sỏi tiết niệu không gây nhiều đau đớn mà vẫn hiệu quả. Tùy vào kích thước, vị trí, số lượng và tính chất của sỏi của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị sỏi không đau được nhiều bệnh nhân lựa chọn:

– Điều trị bằng thuốc: Áp dụng với các trường hợp sỏi nhỏ và có thể dùng thuốc để đẩy nhanh quá trình tự đào thải sỏi ra ngoài cơ thể.

– Điều trị tán sỏi: Đây là phương pháp công nghệ cao được áp dụng phổ biến với sỏi hệ tiết niệu, đang dần thay thế mổ mở truyền thống bởi những ưu điểm vượt trội: không cần mổ, không đau, hồi phục nhanh.

1.3 Chi phí điều trị sỏi tiết niệu hết bao nhiêu?

Bệnh sỏi tiết niệu rất đa dạng về tình trạng, mỗi một bệnh nhân có thể có sỏi khác nhau, để nắm được cụ thể chi phí điều trị, người bệnh cần nắm rõ tình trạng bệnh của mình qua thăm khám và tư vấn với bác sĩ.

cách trị sỏi niệu quản

Điều trị bằng thuốc áp dụng cho các trường hợp sỏi niệu quản nhỏ và có thể tự đào thải qua đường tiểu.

2. Tìm hiểu về các cách trị sỏi tiết niệu

2.1 Cách điều trị sỏi tiết niệu – Sỏi thận

Sỏi hình thành tại thận được coi là loại sỏi phổ biến nhất trong các loại sỏi. Tuy nhiên sỏi thận thường hay “rơi” xuống các vị trí thấp hơn và tạo thành sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo… Đối với sỏi thận, người bệnh có thể điều trị với các phương pháp sau:

Sỏi thận dưới 5mm: Điều trị với thuốc(thuốc tán sỏi, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn cơ trơn…)

– Sỏi thận từ 6mm – 25mm: Điều trị với phương pháp tán sỏi, cụ thể:

+ Sỏi thận < 1.5cm: Tán sỏi ngoài cơ thể – Phương pháp điều trị không đau, không mổ, hồi phục nhanh, ra viện ngay sau điều trị.

+ Sỏi thận > 1.5cm: Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser – Phương pháp ít xâm lấn, hạn chế tối đa biến chứng, bảo vệ chức năng thận và các bộ phận xung quanh.

+ Sỏi thận < 2.5 cm: Tán sỏi nội soi ống mềm – Phương pháp can thiệp bằng đường tự nhiên không mổ, không sẹo, không đau, ra viện sau 24h điều trị.

– Sỏi thận trên 25mm: Điều trị mổ mở lấy sỏi.

2.2 Cách trị sỏi tiết niệu – Sỏi niệu quản

Do kết cấu hẹp dài, sỏi dễ mắc kẹt lại nên sỏi niệu quản được đánh giá là loại sỏi phổ biến nhất trong hệ tiết niệu. Sỏi niệu quản có thể điều trị với các phương pháp sau:

– Sỏi nhỏ dưới 5mm, mọi vị trí: Điều trị với thuốc.

– Sỏi niệu quản ⅓ trên sát bể thận và < 1cm: Điều trị tán sỏi ngoài cơ thể.

– Sỏi niệu quản ⅓ giữa và ⅓ dưới: Điều trị tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.

– Sỏi niệu quản ⅓ trên và > 1.5cm: Điều trị tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser.

– Sỏi niệu quản lớn trên 16mm mọi vị trí: Điều trị mổ mở lấy sỏi.

2.3 Cách chữa sỏi tiết niệu – Sỏi bàng quang

Bàng quang được coi là bộ phận “bể chứa” nước tiểu sau khi đi từ thận và niệu quản xuống. Do chức năng “giữ” nước tiểu trước khi thoát ra ngoài nên bàng quang thường dễ chứa sỏi từ thận và niệu quản rơi xuống, đồng thời, các chất cặn và khoáng chất dễ tích tụ và liên kết với nhau tạo sỏi; đặc biệt là khi người bệnh thường xuyên nhịn tiểu. Một số phương pháp điều trị sỏi bàng quang như sau:

– Sỏi kích thước nhỏ dưới 5mm: Điều trị bằng nội khoa.

– Sỏi bàng quang > 1cm hoặc < 1cm mà không tự đào thải qua nước tiểu: Điều trị tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.

– Sỏi bàng quang lớn, gây cản trở dòng nước tiểu hoặc ảnh hưởng chức năng tiết niệu: Điều trị phẫu thuật lấy sỏi ra ngoài.

cách trị sỏi tiết niệu

Bệnh nhân tán sỏi nội soi ngược dòng tại Thu Cúc TCI

2.4 Cách chữa sỏi tiết niệu – Sỏi niệu đạo

Niệu đạo là chặng đường cuối cùng trước khi nước tiểu được thoát ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận có kết cấu hẹp nhất trong hệ tiết niệu. Đường niệu đạo của nam giới dài hơn nên thường gặp phải tình trạng sỏi niệu đạo hơn nữ giới. Có thể điều trị sỏi niệu đạo bằng 3 cách:

– Đối với sỏi nhỏ có khả năng tự đào thải: Dùng thuốc để kích thích sỏi di chuyển ra ngoài theo nước tiểu.

– Đối với sỏi to và gây bít tắc đường tiểu: Điều trị tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da đường hầm bằng laser, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser…

– Đối với sỏi to và tính chất phức tạp: Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị mổ để lấy sỏi ra ngoài.

Trên đây là các cách trị sỏi tiết niệu phổ biến và hiệu quả nhất, người bệnh có thể tham khảo theo tình trạng bệnh của mình và lựa chọn phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital