Tìm hiểu thủ phạm khiến cho trẻ bị viêm tiểu phế quản?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Thời tiết lạnh luôn là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, tấn công và gây bệnh. Trẻ nhỏ luôn là đối tượng dễ bị các tác nhân này tấn công nhất, đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp. Trong đó tình trạng trẻ bị viêm tiểu phế quản thường rất phổ biến. Vậy thủ phạm gây ra bệnh này là gì? Phương pháp phòng bệnh như thế nào cho hiệu quả? Cha mẹ hãy cùng tìm lời giải đáp qua những thông tin ở bài viết dưới đây.

1. Trẻ bị viêm tiểu phế quản nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính làm cho trẻ bị viêm tiểu phế quản thường là do các virus, đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp có tên là virus Respiratoire Syncytial (VRS.

Virus này có 2 điểm đặc biệt đó chính là:

– Khả năng lây lan bệnh rất mạnh nên có khả năng xảy ra thành dịch.

– Ở người lớn và trẻ lớn cũng có thể bị nhiễm virus hợp bào này nhưng biểu hiện thường nhẹ, chỉ như cảm ho thông thường.

– Nếu trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị lây nhiễm có thể biểu hiện dưới dạng nặng là viêm tiểu phế quản.

Nếu trẻ nhỏ sống ở vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên thì tỷ lệ trẻ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu.

Bên cạnh đó, những trẻ từng bị ốm do nhiễm virus trước đó như: viêm mũi họng, viêm amidan,… cũng đều có nguy cơ dễ nhiễm bệnh cao nếu không được chăm sóc tốt.

Trường hợp những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, sống trong môi trường độc hại, khói thuốc, hóa chất, bị bệnh phổi bẩm sinh hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải các bệnh viêm tiểu phế quản cao.

Nguyên nhân chính làm cho trẻ bị viêm tiểu phế quản thường là do các virus, đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp có tên là virus Respiratoire Syncytial (VRS.

Nguyên nhân chính làm cho trẻ bị viêm tiểu phế quản thường là do các virus, đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp có tên là virus Respiratoire Syncytial (VRS.

2. Trẻ bị viêm tiểu phế quản có những biểu hiện như thế nào?

Viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 6 tháng tuổi. Khi bị bệnh, các phế quản nhỏ sẽ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn, khó thở.

Khi bị viêm tiểu phế quản, trẻ nhỏ sẽ có các biểu hiện thường gặp dưới đây:

– Trẻ bị ho, sốt vừa hoặc sốt cao, chảy nước mũi trong…

– Sau từ 3 – 5 ngày, tình trạng ho ngày một nhiều, xuất hiện tình trạng thở khó, thở rít.

– Với những trường hợp nặng thì trẻ sẽ xuất hiện tình trạng tím tái toàn thân, thậm chí ngừng thở do kiệt sức, nhịp thở nhanh, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên.

– Trẻ ho nhiều hơn kèm tình trạng khó thở, thở co kéo lồng ngực, thở khò khè…)

– Nặng hơn nữa trẻ có thể bỏ bú, biếng ăn, cơ thể mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt.

– Bệnh viêm phế quản ở trẻ có triệu chứng tương tự như bệnh hen suyễn.

– Thông thường tình trạng khò khè ở trẻ sẽ kéo dài khoảng 7 ngày, triệu chứng ho sẽ giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu trẻ được chăm sóc và điều trị tích cực.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ có triệu chứng tương tự như bệnh hen suyễn.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ có triệu chứng tương tự như bệnh hen suyễn.

3. Hướng dẫn cha mẹ cách theo dõi và chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, không có biến chứng và không có yếu tố nguy cơ thì cha mẹ có thể được chăm sóc trẻ tại nhà bằng các biện pháp:

– Tiếp tục cho trẻ bú nếu trẻ còn bú mẹ, với trẻ lớn thì cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học.

– Bổ sung cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng thiếu nước, mất nước.

– Chú ý vệ sinh để làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn.

– Cha mẹ có thể áp dụng biện pháp nhỏ mũi cho trẻ với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ.

– Cần tránh cho trẻ hít phải khói thuốc lá, các mùi kích thích, bụi phấn hoa, lông động vật… vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này.

– Bên cạnh đó, nếu trẻ có dấu hiệu nặng như: khó thở, bú kém, tím tái, thì cần nhanh chóng cho trẻ nhập viện để điều trị.

– Đối với các trường hợp thông thường, không có tình trạng suy hô hấp thì ngay khi vào viện các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết gây cản đường thở của trẻ. Cho trẻ dùng khí dung kết hợp với lý liệu pháp hô hấp: vỗ rung, hút đờm…

– Nếu trẻ sốt cao, nôn trớ, thở nhanh thì phải bù đủ dịch và điện giải theo nhu cầu cơ thể trẻ.

– Đối với những trường hợp nặng và có dấu hiệu suy hô hấp thì cha mẹ cần phải cho thở oxy, dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm, truyền nước, hút thông đường hô hấp trên…

– Nếu những biện pháp kể trên không giúp cải thiện tình trạng suy hô hấp thì bác sĩ sẽ phải tiến hành đặt nội khí quản và các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác.

Bên cạnh đó, nếu trẻ có dấu hiệu nặng như: khó thở, bú kém, tím tái, thì cần nhanh chóng cho trẻ nhập viện để điều trị.

Bên cạnh đó, nếu trẻ có dấu hiệu nặng như: khó thở, bú kém, tím tái, thì cần nhanh chóng cho trẻ nhập viện để điều trị.

4. Phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ hiệu quả bằng cách nào?

– Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, chú ý không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, thoáng đãng, sạch sẽ.

– Với những trẻ nhỏ mà có tiền sử bị bệnh tim, phổi bẩm sinh thì cần càng đặc biệt lưu ý và chăm sóc trẻ kỹ càng hơn vì trẻ dễ mắc bệnh và tiến triển xấu.

– Cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cha mẹ tuyệt đối khi nên tự ý cho trẻ dùng thuốc bởi nếu phác đồ điều trị không đúng sẽ gây tác dụng phụ và nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

– Cần cho trẻ đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và chú ý các dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đi khám ngay khi có biểu hiện.

khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây những biến chứng xấu có thể xảy ra với trẻ.

khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây những biến chứng xấu có thể xảy ra với trẻ.

Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ bị viêm tiểu phế quản mà cha mẹ cần lưu ý nắm rõ để có phương pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả. Bên cạnh đó, khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây những biến chứng xấu có thể xảy ra với trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital