Với những triệu chứng mờ nhạt khó phát hiện, chẩn đoán viêm gan b cần áp dụng những phương pháp tầm soát chuyên môn. Trong đó, xét nghiệm viêm gan b là kỹ thuật đem lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi người bệnh hiểu biết rõ trước khi quyết định.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan những vấn đề cơ bản về xét nghiệm chẩn đoán viêm gan b
Viêm gan b là căn bệnh dễ lây nhiễm, biểu hiện không rõ ràng, diễn biến phức tạp và có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Việc xét nghiệm sàng lọc viêm gan b sớm hỗ trợ điều trị bệnh là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tầm quan trọng của phương pháp này.
1.1. Xét nghiệm viêm gan b có cần thiết không?
Viêm gan b, hay viêm gan siêu vi b là bệnh lý nhiễm trùng gan do virus HBV (virus viêm gan b) gây nên. Bệnh ủ từ 3-6 tháng, sau đó trở thành viêm gan b cấp tính. Nếu không được chữa trị, sau 6 tháng, bệnh có nguy cơ trở thành mạn tính, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. Những hệ quả này ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, virus này có thể di truyền từ người bệnh sang những người chung huyết thống.
Để phát hiện và xử lý sớm viêm gan siêu vi b, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên định kỳ thăm khám sức khỏe cũng như xét nghiệm sàng lọc dấu hiệu bệnh. Bác sĩ cũng có thể tiên lượng khả năng mắc viêm gan b, để giúp đương đơn có biện pháp phòng ngừa.
Ngoài chức năng tầm soát, xét nghiệm viêm gan siêu vi b còn được chỉ định với bệnh nhân đang chữa bệnh. Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá mức độ hiệu quả của phác đồ điều trị. Từ đó bác sĩ có cơ sở thay đổi hoặc thực hiện các phương pháp cho phù hợp.
1.2. Nên thực hiện xét nghiệm viêm gan siêu vi b vào thời điểm nào?
Với người ở trạng thái khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến khích nên rèn luyện thói quen tầm soát định kỳ 1-2 lần/năm viêm gan cũng như các bệnh lý khác. Trong gói khám sức khỏe, xét nghiệm danh mục không thể thiếu. Riêng với viêm gan b, bác sĩ sẽ đo lường nồng độ các chất chuyên biệt trong máu để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh hoặc đánh giá tình hình bệnh. Cụ thể:
– Nồng độ kháng thể HBV
– Nồng độ kháng nguyên
– ADN của virus
Tuy nhiên, nếu người bệnh có các dấu hiệu sau đây, cần tới ngay bệnh viện kiểm tra, xét nghiệm kịp thời:
– Mệt mỏi, chán ăn, chướng bụng
– Đau nhức xương khớp
– Buồn nôn
– Nước tiểu vàng thẫm
– Phân xanh xám
– Vàng mắt, da
– Xuất huyết dưới da
2. Các xét nghiệm viêm gan b phổ biến
Do có đa dạng chất có thể hỗ trợ chẩn đoán và điều trị viêm gan b, nên sẽ có nhiều phương pháp xét nghiệm viêm gan tương ứng. Hiện tại, có 6 kỹ thuật viêm gan siêu vi b phổ biến.
2.1. HBV ở giai đoạn khởi phát
Xét nghiệm HBsAG
HBsAG là loại kháng nguyên trên bề mặt virus viêm gan b. Phương pháp này mang tính chất quyết định xem người bệnh có mắc viêm gan b hay không. Nó bao gồm 2 loại: HBsAg định tính và HBsAg định lượng. HBsAg định tính tuy giúp xác định nguy cơ mắc nhưng không thể hiện được mức độ lây lan và ảnh hưởng của virus. HBsAg định lượng giúp xác định nồng độ kháng nguyên để có phương án điều trị phù hợp.
Xét nghiệm HBsAb (hay Anti-HBs)
HBsAb là loại kháng thể kháng nguyên bề mặt virus HB. Nó xuất hiện trong máu khi cơ thể đáp ứng tốt miễn dịch. Tại thời điểm đó cơ thể đã tiêm vacxin ngừa viêm gan b. Nhờ có xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ biết được có cần bổ sung tiêm vacxin ngừa virus nữa hay không.
2.2. HBV ở giai đoạn chuyên sâu
Trong quá trình điều trị viêm gan siêu vi b, bệnh nhân cũng cần xét nghiệm để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như hiệu quả của phác đồ.
Xét nghiệm HBcAb (hay Anti-HBc)
HBcAb là loại kháng thể chống lại lõi virus viêm gan b. HBcAb khi xuất hiện sẽ tồn tại trong huyết thanh suốt đời. Nếu người bệnh đã được tiêm vacxin viêm gan b, HBcAb sẽ ngừng sản sinh. Kháng thể Anti-HBc gồm 2 loại: IgG và IgM. Trong đó, Anti-HBc IgM thường xuất hiện tại giai đoạn cấp tính, còn Anti HBc-IgG thường xuất hiện khi bệnh chuyển sang mạn tính. Xét nghiệm Anti-HBc giúp đánh giá bệnh nhân có bị phơi nhiễm với HBV hay không.
Xét nghiệm HBV-DNA
Còn gọi là xét nghiệm định lượng HBV. Mục đích của xét nghiệm này nhằm đo lường nồng độ virus trong một đơn vị thể tích huyết tương. Nồng độ càng cao thì mức độ tổn thương của gan càng lớn. Theo đó, bác sĩ có chỉ định điều trị kịp thời.
Xét nghiệm HbeAg
HbeAg là kháng nguyên e của HBV. Kết quả xét nghiệm HBeAg dương tính, kèm theo men gan tăng cao, viêm gan có nghĩa là virus đang hoạt động và gây tổn thương cho gan, có khả năng lây nhiễm cao.
HBeAg âm tính tức HBV đang ngủ yên, tạm thời không hoạt động. Tuy nhiên, người bệnh nên đi khám định kỳ 3 tháng/ 1 lần để có thể kiểm soát mức độ hoạt động của HBV.
Các xét nghiệm khác
Nếu kết quả xét nghiệm chẩn đoán viêm gan siêu vi b dương tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện thêm những xét nghiệm khác về gan, mật. Mục đích nhằm đánh giá mức độ tổn thương gan do virus gây ra như: xét nghiệm chức năng gan AST (GOT); ALT (GPT), GGT, ALP và các chỉ số sắc tố mật Bilirubin TP, Bilirubin TT, Bilirubin GT.
Đây là những phương pháp cần thiết giúp bác sĩ chẩn đoán, đánh giá chính xác tình trạng viêm gan của bệnh nhân. Căn cứ theo kết quả đó, bệnh nhân được điều trị kịp thời và đúng cách.
Tóm lại, xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị căn bệnh viêm gan siêu vi b khó lường. Để có thể đạt kết quả xét nghiệm tốt nhất, người bệnh cần tìm hiểu kỹ và phối hợp với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện.