Tìm hiểu công dụng cây đậu săng chữa bệnh thủy đậu

Tham vấn bác sĩ

Cây đậu săng chữa bệnh thủy đậu được không? Cách sử dụng như thế nào? Đây là điều mà nhiều người thắc mắc, đặc biệt là những người khu vực nông thôn vốn dĩ rất sẵn loại cây này ngay trước nhà.

1. Tìm hiểu về cây đậu săng và công dụng của loại cây này

Cây đậu săng là một trong những thảo dược khá quen thuộc mà nhiều người không biết. Loại cây này còn được gọi với cái tên là đậu cọc rào, thường mọc hoang dại, mọc ở ven triền núi hoặc làm hàng rào quanh nhà ở các vùng đất xốp ẩm. Thân cây có thể cao từ 1 đến 3 m. Cành đậu săng không lớn với những đường nổi dọc. Lá đậu săng kiểu lá kép, mọc so le. Hoa đậu săng màu vàng mọc thành chùm ở đầu ngọn và theo kẽ lá. Quả đậu săng dài, đầu nhọn, có lông trên thân. Hạt đậu săng nhỏ và nhiều trong một quả.

Trong đông y, đậu săng là vị thuốc tính mát, vị đắng và có nhiều công dụng tùy từng phần của cây này, giúp thông mạch hô hấp, tiêu hóa, lưu thông máu, chữa cảm, giải độc, chữa đau mỏi, phù nề,… Trong đó, bộ phận hay được dùng nhất của đậu săng là lá, thân, hạt và rễ cây.

Cây đậu săng chữa bệnh thủy đậu không?

Hình ảnh cây đậu săng

2. Cây đậu săng và bệnh thủy đậu

2.1. Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh lý phổ biến, thậm chí thành dịch ở nước ta. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là với trẻ em. Bệnh thủy đậu hình thành do virus gây nhiễm trùng, nổi bật với triệu chứng nổi các vết ban đỏ toàn thân. Các vết ban đỏ có mụn nước bên trong và dần khô, đen lại, bong dần và rơi ra. Đó là trong tình huống lý tưởng bệnh nhân không bị biến chứng.

Bên cạnh triệu chứng điển hình là các vết mụn thủy đậu thì bệnh lý này còn kèm theo một số biểu hiện khác như tình trạng sốt, có thể sốt cao trong giai đoạn bệnh toàn phát; mệt mỏi, chán ăn, đau nhức đầu, đau nhức mình và chân tay, một số trẻ còn có hiện tượng tiêu chảy, nôn ói. Các triệu chứng của thủy đậu thường kéo dài khá lâu. Đó là còn chưa kể đến thời gian để các vết sẹo thâm mụn thủy đậu biến mất sau thời gian điều trị.

2.2. Cây đậu săng có thể chữa bệnh thủy đậu không?

Trong khi thủy đậu biểu hiện ra với những triệu chứng như đã nêu trên, những tác dụng của cây đậu săng được biết đến như lành tính, trị đau nhức, lở loét, giải cảm hạ sốt,… rất phù hợp với những triệu chứng của bệnh thủy đậu gây ra. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có tài liệu y khoa chính thống hay nghiên cứu của bác sĩ cho thấy cây đậu săng có thể chữa bệnh thủy đậu.

Cây đậu săng chữa bệnh thủy đậu ra sao

Cần tham khảo bác sĩ khi muốn điều trị thủy đậu bằng cây đậu săng

Hơn nữa, các bác sĩ cũng cho biết, hiện nay, thủy đậu chưa có thuốc đặc trị chuyên biệt cho bệnh lý này. Do đó, việc sử dụng đậu săng trị thủy đậu không nên được coi là phương thức chữa bệnh hiện nay. Để chính xác và hiệu quả trong việc chữa thủy đậu cho con, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sau khi đã thăm khám cho con để được tư vấn phù hợp và điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh để xảy ra vấn đề bệnh không được điều trị đúng lúc hoặc không xử lý đúng cách khi đang chữa bệnh, để gây ra vấn đề như lở loét, viêm da, nhiễm trùng huyết, viêm tai, viêm thanh quản.

Một số biến chứng nặng hơn từ thủy đậu có thể xảy đến là viêm phổi, viêm màng não, thậm chí là tử vong, nhất là khi trẻ chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng nhiễm bệnh.

3. Những lưu ý cần thiết khi điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ

3.1. Xây dựng những hành động và thói quen cần thiết khi chữa bệnh thủy đậu.

Bệnh thủy đậu không quá khó điều trị, nhưng thời gian điều trị bệnh cho trẻ khá lâu và cần nhiều chú ý để đảm bảo công tác chữa bệnh cũng như phòng tránh bệnh hợp lý:

– Cách ly trẻ để không xảy ra vấn đề lây nhiễm trong gia đình, trường học, cộng đồng. Thông thường, trẻ sẽ được cách ly và tự điều trị tại nhà tầm khoảng 2 tuần hoặc cho đến khi bệnh của trẻ khỏi hẳn, không còn nguy cơ lây nhiễm.

– Không sử dụng các mẹo dân gian cũng như quan niệm kiêng cữ sai lầm trong điều trị.

– Thực hiện theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã tư vấn và chỉ định cho trẻ.

– Tăng đề kháng và khả năng phục hồi cho trẻ với việc uống nhiều nước, ăn hoa quả tươi, sữa chua và vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu.

Hình ảnh Cây đậu săng chữa bệnh thủy đậu

Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ khi chữa thủy đậu cho trẻ

3.2. Tránh những sai lầm trong điều trị bệnh thủy đậu

Có khác nhiều những hành động sai lầm trong điều trị bệnh thủy đậu và thường để lại hậu quả xấu như:

– Kiêng nước, kiêng gió cho trẻ khi trẻ bị thủy đậu. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai về điều trị thủy đậu. Trẻ bị thủy đậu vẫn cần tắm rửa để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm trùng. Đồng thời, trẻ cần mặc đồ thông thoáng, ở nơi thoáng khí để đảm bảo đề kháng cũng như tránh viêm nhiễm tại chỗ do quần áo gây ra.

– Tắm cho trẻ bằng các loại nước lá hoặc nước gốc rạ theo quan niệm dân gian mà không để ý đến việc, điều này có thể làm viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí là không kiểm soát.

– Tác động vào các vết mụn thủy đậu của trẻ vì tin rằng mụn nước vỡ ra sẽ nhanh lành hơn. Và điều này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da ở trẻ và các vết sẹo để lại sau khi bị thủy đậu.

Nếu cha mẹ vẫn băn khoăn mẹo điều trị hay việc sử dụng cây đậu săng chữa bệnh thủy đậu cho trẻ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con của mình hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cần lưu ý thực hiện điều trị thủy đậu cho trẻ bằng cách tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh những sai lầm khi điều trị. Đồng thời, cần đảm bảo việc tăng sức đề kháng cho trẻ đúng cách bằng việc bổ sung dinh dưỡng, ăn nghỉ điều độ, thực hiện vận động thể dục thể thao phù hợp để có năng lượng tích cực và đề kháng khỏe mạnh, phòng chống và đẩy lùi nhanh bệnh lý lây nhiễm này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital