Do dưa hấu có vị ngọt nên thường khiến các mẹ bầu tiểu đường lo lắng khi sử dụng. Mặc dù loại quả này chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi nhưng thực tế tiểu đường thai kỳ có ăn được dưa hấu không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
Dưa hấu – loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất
Dưa hấu là loại trái cây nhiệt đới nhiều nước. Trong quả dưa hấu, đến hơn 90% là nước và đặc biệt chưa một lượng vô cùng nhỏ chất béo. Thành phần dinh dưỡng trung bình trong 100g dưa hấu gồm có:
- Nước: 90%
- Protein: 0,6 gram
- Carbohydrate: 7,6 gram.
- Đường: 6,2 gram
- Chất xơ: 0,4 gram
Ngoài ra, trong dưa hấu còn các loại Vitamin A, vitamin B5 và Vitamin C và các khoáng chất như Kali, Đồng và hai hợp chất chống oxy hóa mạnh là lycopene và cucurbitacin E.
Dưa hấu và chỉ số đường huyết
Chính bởi thành phần nhiều nước, ít chất béo và giàu dinh dưỡng, dưa hấu là loại quả thanh nhiệt, cung cấp nước và dinh dưỡng nhiều người yêu thích, trong đó có mẹ bầu. Trong dưa hấu, đường chủ yếu là đường đơn loại fructose, glucose và sucrose có thể hấp thụ trực tiếp vào máu, giúp cơ nhanh chóng thể lấy lại năng lượng khi ăn.
Chỉ số đường huyết GI là thước đo lượng đường huyết vào máu, chỉ số này thường dao động từ 1 – 100 tùy theo từng loại thực phẩm, khi chỉ số GI càng cao, lượng đường đi vào máu càng nhanh. Với dưa hấu, chỉ số GI là 72/100 là rất cao, chính vì thế mẹ bầu tiểu đường nói riêng và những người bị tiểu đường nói chung đều cần thận trọng khi sử dụng loại quả này.
Mẹ bầu tiểu đường ăn dưa hấu lợi và hại gì?
Bà bầu bị tiểu đường tuy được khuyên không nên ăn quá nhiều dưa hấu hoặc thay thế bằng loại quả khác nếu không kiểm soát được lượng ăn. Song, nếu sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm khác đúng cách và sử dụng hợp lý thì dưa hấu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:
Thanh nhiệt và bù nước cho cơ thể
Dưa hấu chứa 90% là nước, chính vì thế sử dụng dưa hấu sẽ giúp mẹ bầu bù nước, giải nhiệt hiệu quả
Cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể
Dưa hấu cung cấp nhiều vitamin A cho cơ thể mẹ, hỗ trợ phát triển về chức năng mắt và hình thành hệ xương chắc khỏe cho thai nhi. Vitamin C giúp mẹ và bé nâng cao hệ miễn dịch. Vitamin B1 và B6 trong dưa hấu giúp mẹ tiêu hóa tốt, giảm ốm nghén và hoàn thiện chức năng thần kinh cho thai nhi.
Magie và kali giúp mẹ mẹ cải thiện lưu thông máu, bảo vệ mẹ và bé khỏi các vấn đề về tim mạch.
Giàu lycopene và cucurbitacin E
Dưa hấu chứa lycopene là một chất chống oxy hóa mạnh, và nâng cao hệ thống miễn dịch, làm giảm cholesterol và giảm huyết áp hiệu quả, gián tiếp bảo vệ hệ tim mạch. Cucurbitacin E cũng là một chất giúp mẹ bầu chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả, đồng thời Cucurbitacin E cũng có khả năng làm ức chế khối u.
Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách dưa hấu sẽ gây cho mẹ bầu những hậu quả nguy hiểm do mất kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Ăn thừa lượng dưa hấu, đường huyết tăng sẽ làm mẹ bầu tăng huyết áp, tình trạng này không được cải thiện sẽ dẫn tới biến chứng xấu của thai kỳ.
Mẹ bầu tiểu đường nên ăn dưa hấu như nào?
Tuy chỉ số đường huyết cao nhưng dưa hấu cũng chứa một lượng nước cực kỳ lớn, 100g dưa hấu chỉ cung cấp khoảng 40 kcal nên mẹ bầu tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn dưa hấu. Khi ăn dưa hấu, mẹ bầu tiểu đường cần ghi nhớ:
- Không ăn quá 500g/ ngày và cần chia nhỏ từ 2 – 3 bữa, mỗi lần ăn không được quá 200g
- Ăn vào bữa phụ trong ngày, cụ thể là sau bữa chính từ 2 – 3 tiếng để đường huyết không bị tăng đột ngột.
- Nên ăn theo miếng và không nên uống nước dưa hấu để lượng đường được hấp thụ chậm hơn.
Mẹ tiểu đường thai kỳ nên có chế độ ăn uống như nào?
Chế độ ăn uống của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần được kiểm soát chặt chẽ. Không chỉ riêng khi ăn dưa hấu mà tất cả các thực phẩm, đồ uống khi sử dụng đều cần dùng hợp lý. Mẹ bầu nên nắm vững các nguyên tắc dưới đây:
Lập kế hoạch ăn uống cụ thể theo nhu cầu dinh dưỡng bản thân
Khi tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám và tham vấn bác sĩ về chế độ dinh dưỡng. Do mức độ tiểu đường ở từng mẹ bầu là khác nhau nên mẹ bầu cần cân đối theo thể trạng của mình để lên thực đơn phù hợp, cân đối protein, vitamin, carbohydrate và chất béo.
Mẹ bầu nên lên kế hoạch thực đơn theo ngày, theo tuần để có thể đa dạng các loại thực phẩm, tránh nhàm chán.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ
Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường huyết luôn phải trong mức kiểm soát. Chính vì thế, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn hàng ngày sẽ giúp mẹ hạn chế tăng đường huyết quá nhanh sau ăn.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây ít đường
Rau xanh được khuyến khích với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm.
Các loại trái cây nên ưu tiên các loại quả ít đường và có mức calo thấp như táo, cam, lê, roi (mận nam) và đặc biệt là quả bưởi. Đây là các loại trái cây rất phù hợp giúp mẹ bầu có thể bổ sung dinh dưỡng, đồng thời hạn chế gia tăng đường huyết đột ngột.
Hạn chế những đồ sau
Mẹ bầu tiểu đường cần hạn chế tối đa đồ ăn, thực phẩm chế biến sẵn, các đồ nhiều dầu mỡ, các loại bánh ngọt, đồ uống chứa cồn và các chất kích thích.
Bên cạnh chế độ ăn thì chế độ nghỉ ngơi và vận động là không thể thiếu giúp mẹ bầu tiểu đường duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, căng thẳng và vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi về Tiểu đường thai kỳ có ăn được dưa hấu không và những điều lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hàng ngày. Tuy nhiên, để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu tiểu đường cần thường xuyên thăm khám theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện sớm những bất thường, kịp thời xử lý. Mọi thắc mắc liên quan đến thai kỳ chị em có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 0936 388 288 để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời nhất.