Lý giải về tình trạng tiểu buốt tiểu rắt

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Tiểu buốt, tiểu rắt ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của những người gặp phải hiện tượng này. Vậy hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt là biểu hiện của bệnh gì và chữa tiểu buốt, tiểu rắt như thế nào sẽ được lý giải ở bài viết dưới đây

Tiểu buốt, tiểu dắt là biểu hiện của bệnh gì?

Biểu hiện của tiểu buốt tiểu rắt

Tiểu buốt, tiểu rắt ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người gặp phải hiện tượng này (ảnh minh họa)

Tiểu buốt tiểu rắt có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:

Viêm tiết niệu

Viêm tiết niệu do vi khuẩn gây nên như vi khuẩn E.coli (khoảng 90%), Proteus, vi khuẩn lậu, lao thận hoặc có thể do vệ sinh cá nhân kém, nhất là vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hay thường xuyên nhịn tiểu.

Ở nữ giới, do cấu tạo niệu đạo ngắn hơn nam giới, thêm vào đó lỗ tiểu gần hậu môn nên rất dễ nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ phân. Phía dưới đường tiết niệu là niệu đạo, nếu bị viêm nhiễm do vi khuẩn lậu cầu, vi khuẩn Chlamydia hoặc Mycoplasma đều có triệu chứng điển hình là tiểu buốt, rắt, rát, thậm chí khó tiểu, tiểu ra mủ.

Hẹp niệu đạo do biến chứng chấn thương, viêm nhiễm niệu đạo mạn tính, chấn thương vùng chậu hoặc người đã từng thực hiện các thủ thuật thông niệu đạo, phẫu thuật, nội soi bàng quang cũng dẫn đến tiểu buốt, rắt kèm theo sốt, tiểu ra máu, đau bụng dưới, đau vùng thắt lưng.

Viêm tiết niệu ở trẻ em do trẻ em trai bị hẹp bao quy đầu hay trẻ em nữ (cấu tạo niệu đạo ngắn hơn nam) cũng khiến trẻ tiểu rắt nhiều lần trong ngày.

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi cọ xát, kích thích niêm mạc đường tiết niệu gây đau, rát, buốt, đi tiểu rắt. Sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang còn gây viêm, ứ đọng nước tiểu, từ đó gây viêm bàng quang và có thể gây viêm ngược lên thận dẫn đến tiểu buốt, rắt, tiểu khó, tiểu máu, tiểu đục, thậm chí gây viêm thận làm ứ mủ ở thận nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh về tuyến tiền liệt

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (trước đây gọi là u xơ tiền liệt tuyến). Tiền liệt tuyến to ra, đè vào cổ bàng quang gây khó tiểu từ đó xuất hiện tiểu rắt. Khi bệnh kèm theo viêm nhiễm tiền liệt tuyến sẽ gây lây nhiễm bàng quang, từ đó gây tiểu buốt, tiểu rắt.

Mang thai

Do bàng quang nằm sát ngay tử cung nên khi phụ nữ mang thai, thai nhi phát triển sẽ gây ảnh hưởng đến bàng quang, niệu đạo. Tử cung có thai nhi đè lên khiến bàng quang có cảm giác căng đầy, buồn tiểu, tiểu nhiều, tiểu són. Những tháng cuối của thai kỳ tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt càng nhiều hơn do thai nhi trong bụng có sự vận động mạnh, đầu thai nhi tụt xuống thấp đè nặng lên bàng quang.

Nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị tiểu buốt, tiểu rắt (ảnh minh họa)

Quan hệ tình dục không an toàn

Việc quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình, quan hệ tình dục bừa bãi, đặc biệt bạn tình đang mắc bệnh nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương, nguy cơ viêm niệu đạo, bàng quang cao hơn dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt.

Cách chữa trị khi bị tiểu buốt, tiểu rắt

Khi có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt không nên e ngại, giấu bệnh, tự chẩn đoán, tự điều trị khi mình không có chuyên môn về y học, nếu làm như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, cần lưu ý những điều sau:

– Trước tiên, cần đi khám ở các cơ sở y tế uy tín khi có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp. Đối với trẻ em nam bị hẹp bao quy đầu gây tiểu rắt cần được thăm khám, chữa trị kịp thời.

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: nhất là vệ sinh vùng kín, với phụ nữ mỗi lần xịt nước rửa vùng hậu môn cần xịt từ trước ra sau để tránh nước bắn bẩn vào vùng kín.

– Không nên nhịn tiểu và uống đủ lượng nước hàng ngày (từ 1,5-2 lít nước), uống chia làm nhiều lần để không bị sỏi tiết niệu.

Khám sức khỏe định kỳ để có những biện pháp điều trị bệnh sớm và kịp thời (ảnh minh họa)

Khám sức khỏe định kỳ để có những biện pháp điều trị bệnh sớm và kịp thời (ảnh minh họa)

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital