Tiết lộ nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh mất ngủ

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Trước những áp lực trong công việc và cuộc sống hiện nay, người bệnh rất khó tránh khỏi tình trạng căng thẳng thần kinh mất ngủ. Điều đáng nói, vấn đề này đang diễn ra ngày càng phổ biến và xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh, mất ngủ, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Tình trạng căng thẳng thần kinh mất ngủ là gì?

Căng thẳng thần kinh hay stress là một yếu tố vật lý – cơ – hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần. Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết hormone, kích thích hệ thần kinh giao cảm gây gia tăng nhịp tim, thở nhanh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. Căng thẳng thần kinh thường xuyên sẽ sản sinh ra các gốc tự do, làm ảnh hưởng đến các các quan trong cơ thể, đặc biệt là não. Các gốc tự do có thể tấn công tế bào thần kinh, gây tổn thương và hình thành huyết khối hoặc mảng xơ vữa.

Não là cơ quan chính trong cơ thể có vai trò điều khiển hoạt động chức năng của các cơ quan khác. Đây cũng là cơ quan điều hòa hai trạng thái thức và ngủ. Do đó, căng thẳng thần kinh có thể gây ra chứng mất ngủ và ngược lại.

Căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ.

Trạng thái căng thẳng thần kinh làm sản sinh ra nhiều hormone kích thích giao cảm và gây mất ngủ.

2. Nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh, mất ngủ ở người bệnh

Nguyên nhân khiến tình trạng căng thẳng thần kinh, mất ngủ trở nên nghiêm trọng có thể xuất phát ngay từ thói quen và lối sống thiếu khoa học ở người bệnh. Một trong số những nguyên nhân này có thể là:

2.1 Căng thẳng, stress

Đây là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ điển hình. Những áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống khiến cơ thể dần mất đi sự cân bằng giữa tinh thần thoải mái và sự ức chế. Từ đó tác động mạnh mẽ tới hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là não và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.

2.2 Căng thẳng thần kinh mất ngủ do sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

Xã hội phát triển mạnh mẽ cũng đồng nghĩa với thời gian làm việc, giải trí nhờ các thiết bị điện tử tăng lên đáng kể. Nhất là đối với những người làm việc văn phòng, sử dụng máy tính hơn 8 giờ một ngày. Tác hại từ ánh sáng xanh cùng với áp lực công việc lớn đều khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất ngủ.

2.3 Cơ thể mệt mỏi

Tinh thần là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Tinh thần thoải mái, thư giãn, không lo âu sẽ mang đến một giấc ngủ ngon, sâu giấc, dồi dào năng lượng vào buổi sáng thức dậy. Ngược lại, sự mệt mỏi dồn nén sẽ khiến cơ thể suy kiệt, khi đó não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể cũng không thể thả lỏng, làm rối loạn giấc ngủ.

2.4 Suy nhược thần kinh gây căng thẳng thần kinh mất ngủ 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những chấn thương tâm lý kéo dài, điển hình như tình trạng stress, sang chấn tinh thần đều khiến người bệnh bị căng thẳng, lo lắng. Vấn đề này nếu không được giải quyết sớm mà vẫn kéo dài sẽ khiến người bệnh dễ bị ức chế, suy nhược cơ thể trầm trọng. Bên cạnh đó còn gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, mất cân bằng giữa quá trình ức chế và hưng phấn, từ đó gây ra chứng mất ngủ.

Căng thẳng, stress gây căng thẳng thần kinh mất ngủ 

Áp lực trong công việc, học tập có thể làm căng thẳng thần kinh và gây mất ngủ.

3. Căng thẳng thần kinh, mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Căng thẳng thần kinh, mất ngủ tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài và không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả sau:

– Giảm khả năng tập trung.

– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

– Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các bệnh lý về thần kinh.

Rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp

– Tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu như vảy nến, chàm, viêm da tiếp xúc…

– Tăng tạo sắc tố melanin – tác nhân chính gây sạm da, nám, tàn nhang…

– Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, cụ thể như: mất kinh, chu kỳ không đều, kinh nguyệt đổi màu, mũi bất thường…

– Rối loạn nội tiết hoặc các rối loạn sinh lý ở nam giới như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương…

– Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, mất ngủ

– Tâm trạng thất thường, dễ thay đổi cảm xúc, dễ nổi cáu.

– Gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm dạ dày cấp… nếu não bộ bị căng thẳng và mất ngủ.

4. Hướng dẫn khắc phục tình trạng căng thẳng thần kinh mất ngủ

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ và hạn chế căng thẳng thần kinh, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên từ bác sĩ sau đây:

4.1 Thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc

– Tạo thói quen ngủ đúng giờ, không nên ngủ trưa quá lâu, điều chỉnh nhịp sinh học phù hợp.

– Giảm thời gian làm việc trong ngày và dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.

– Sắp xếp công việc để đảm bảo luôn ngủ đủ giấc (trung bình từ 6 – 8 tiếng).

– Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt là lúc trước khi đi ngủ. Chỉ nên sử dụng các thiết bị trước giấc ngủ khoảng 2 tiếng.

– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, hợp lý.

– Thư giãn tinh thần bằng cách đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền… trước khi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn.

– Thay đổi không gian phòng ngủ để đem lại tinh thần thoải mái và cảm giác dễ chịu khi ngủ.

4.2 Thay đổi chế độ dinh dưỡng

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như: cam, nho, quýt, dâu tây… có lợi cho hệ thần kinh, đồng thời giải phóng suy nghĩ tiêu cực.

– Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ khó tiêu, cà phê, rượu bia… vì có thể khiến tình trạng mất ngủ, căng thẳng thần kinh thêm nghiêm trọng.

– Sử dụng trà thảo mộc từ thiên nhiên như trà tim sen, trà gừng, mật ong… giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

4.3 Thăm khám bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh

Ngoài việc tuân thủ thói quen sinh hoạt cùng chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh nên thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu thấy các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Việc thăm khám có vai trò cực kỳ quan trọng và cần thiết giúp kiểm tra và đánh giá chính xác tình trạng cũng như nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh, mất ngủ. Từ đó, các chuyên gia Nội thần kinh sẽ đưa ra những phác đồ điều trị và tư vấn phù hợp, giúp hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Khắc phục tình trạng căng thẳng thần kinh, mất ngủ

Bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh chẩn đoán và đánh tình trạng căng thẳng thần kinh, mất ngủ ở người bệnh.

Hy vọng bài viết đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh mất ngủ cùng một số biện pháp khắc phục. Dù áp dụng theo phương pháp nào, người bệnh cũng cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của các bác sĩ hoặc chuyên gia về thần kinh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital