Tiết lộ 5 loại thức ăn khó tiêu hóa cần tránh

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Có thể bạn chưa biết, nguyên nhân chính gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu khiến chúng ta khó chịu thường đến từ việc ăn những loại thức ăn khó tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ 5 loại thức ăn khó tiêu hóa nên hạn chế sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày.

1. Ảnh hưởng từ việc ăn thức ăn khó tiêu hóa

Sau khi ăn thức ăn những thức ăn khó tiêu tuy đã nhiều giờ nhưng vẫn gây ra cảm giác no, chướng bụng và khó chịu. Đây là một trong những biểu hiện của tình trạng ăn không tiêu.

Triệu chứng này làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động sinh hoạt của bạn nhưng không quá đáng lo ngại, thường chỉ xuất hiện lâu lâu một vài lần. Tuy nhiên, nếu tình trạng ăn không tiêu thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng hơn ở đường tiêu hóa và cần thăm khám ngay.

Ảnh hưởng khi ăn thức ăn khó tiêu hóa

Ăn đồ ăn khó tiêu hóa có thể dẫn tới tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng.

2. Top 5 những loại thức ăn khó tiêu hóa

2.1. Thức ăn giàu tinh bột

Các loại ngũ cốc, lúa mạch giàu tinh bột hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa. Những thức ăn này sẽ gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu nên cần ăn điều độ hoặc hạn chế ăn.

2.2. Thức ăn nhiều chất béo

Gà rán, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh,…là những loại thức ăn khó tiêu hóa mà bạn nên hạn chế sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày. Những đồ ăn này chứa nhiều dầu và chất béo tạo thành chất gây khó tiêu, đầy bụng. Vì thế những người bị viêm da dày, viêm ruột hoặc hệ tiêu hóa không tốt nên chú ý ăn ít dầu mỡ. Nên ăn các loại ít chất béo hoặc không béo.

Đồ ăn nhiều chất béo gây khó tiêu

Đồ ăn nhiều dầu mỡ và chất béo gây gánh nặng cho hoạt động tiêu hóa dẫn tới chứng khó tiêu.

2.3. Thức ăn khó tiêu hóa cần tránh – Thức ăn cay nóng

Những loại thức ăn chế biến nhiều ớt, hạt tiêu dễ kích thích các thành bên trong của thực quản, gây đau đớn và khó chịu sau khi ăn và tăng gánh nặng cho dạ dày. Vì thế nên tránh các thức ăn cay nóng để không bị chứng đầy bụng, khó tiêu hóa.

2.4. Thức ăn nhiều axit

Dưa chua, cà muối đã được lên men hoàn toàn không tốt cho niêm mạc dạ dày. Nếu ăn nhiều đồ chua sẽ làm tăng nguy cơ khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng.

2.5. Thức ăn khó tiêu hóa cần tránh – Thực phẩm chế biến sẵn

Những thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu nên cần hạn chế ăn để không bị khó tiêu hóa.

3. Những lưu ý khác về chế độ ăn cần tránh

Ngoài việc hạn chế hoặc tránh các thức ăn khó tiêu kể trên, bạn còn cần lưu ý thêm về chế độ ăn không đúng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.

3.1. Uống ít nước

Nước là thành phần quan trọng giúp duy trì hoạt động của cơ thể trong đó có hệ tiêu hóa. Việc uống ít nước làm gia tăng tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Theo khuyến nghị, mỗi người trưởng thành nên uống đủ từ 2l nước mỗi ngày là tốt nhất.

Uống đủ nước tốt cho tiêu hóa

Uống đủ nước giúp hoạt động tiêu hóa tốt hơn và phòng tránh chứng khó tiêu, đầy bụng.

3.2. Kết hợp sai thực phẩm

Không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với nhau để tạo thành món ngon đầy đủ dinh dưỡng. Nếu kết hợp không đúng các thực phẩm có thể gây chứng khó tiêu hóa.

3.3. Ăn ít chất xơ

Chất xơ là một thành phần trong thực phẩm có tác dụng giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn uống sẽ làm bạn bị táo bón.

3.4. Nhai không đúng cách

Thức ăn nếu chỉ được nuốt sau vài lần nhai vội vàng cũng làm cơ thể khó tiêu hóa. Hậu quả là cơ thể khó hấp thu được hết các vitamin, khoáng chất và những chất dinh dưỡng khác trong thức ăn, đồng thời còn làm chúng ta bị đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu.

3.5. Uống nhiều bia rượu

Sử dụng nhiều bia rượu trong chế độ ăn hàng ngày sẽ làm bạn không còn cảm giác thèm ăn. Chất cồn trong rượu, bia còn cản trở sự bài tiết axit, gây trở ngại cho việc hấp thu các dưỡng chất và làm suy giảm hoạt động của dạ dày.

3.6. Căng thẳng, mệt mỏi, stress trong bữa ăn

Khi gặp stress, quá trình tiêu hóa bị chậm lại, khiến cho thức ăn nằm lại trong cơ quan tiêu hóa lâu hơn nên sẽ bị lên men, gây ra vô số vấn đề cho hệ tiêu hóa.

Như vậy, bạn cần hạn chế hoặc tránh xa những nhóm thức ăn khó tiêu hóa để phòng ngừa tốt chứng khó tiêu, chướng bụng. Trong trường hợp gặp phải các triệu chứng khó chịu mãi không đỡ ở đường tiêu hóa thì cần chủ động thăm khám cùng bác sĩ chuyên khóa để được hướng dẫn chỉ định xử lý đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital