Tiêm vắc xin cúm cho bé hàng năm có cần thiết không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm vắc xin cúm cho bé là biện pháp tốt nhất để bảo vệ con khỏi các bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, nên tiêm phòng vắc xin cúm mỗi năm ít nhất một lần. Việc tiêm vắc xin cúm hàng năm như vậy có cần thiết không? nguyên nhân vì sao. Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết này.

1. Vắc xin cúm cho bé

Trẻ em đã được chích ngừa vắc xin cúm có tỉ lệ mắc bệnh cúm thấp hơn so với trẻ chưa chích ngừa; nếu bị mắc cúm, các triệu chứng như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho, đau họng và ảnh hưởng của các triệu chứng cũng nhẹ hơn rất nhiều.

Trẻ em được chích ngừa vắc xin cúm có tỉ lệ mắc bệnh cúm thấp hơn so với trẻ chưa chích ngừa

Trẻ em được chích ngừa vắc xin cúm có tỉ lệ mắc bệnh cúm thấp hơn so với trẻ chưa chích ngừa

Hiện nay có 3 loại vắc xin cúm phổ biến:

Vắc xin Influvac Tetra: Tiêm cho trẻ em từ 3 tuổi và tiêm người lớn

– Trẻ từ 3 tuổi đến < 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm: lịch tiêm 2 mũi, mỗi năm tiêm nhắc lại 1 mũi

-Trẻ < 9 tuổi đã từng tiêm vắc xin cúm, trẻ 9 tuổi và người lớn: lịch tiêm 1 mũi, mỗi năm tiêm nhắc lại 1 mũi

Vaxigrip Tetra, GCFlu: Tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn

-Trẻ từ 6 tháng đến < 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm: lịch tiêm 2 mũi, tiêm nhắc lại mỗi năm 1 mũi

-Trẻ < 9 tuổi đã từng tiêm vắc xin cúm, trẻ 9 tuổi và người lớn:lịch tiêm 1 mũi, mỗi năm tiêm nhắc lại 1 mũi

Vắc xin Ivacflu- S: Tiêm cho người từ 18 tuổi

– Người từ 18 tuổi đến tròn 60 tuổi lịch tiêm 1 mũi, mỗi năm tiêm nhắc lại 1 mũi

2. Nên cho bé tiêm vắc xin cúm khi nào?

Cúm là bệnh nguy hiểm rất dễ lây lan, trẻ em nào cũng cần được tiêm phòng cúm đầy đủ và tiêm nhắc lại mỗi năm một lần để bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, cần cho trẻ đi tiêm phòng cúm ngay nếu trẻ nằm trong các trường hợp sau:

– Thường xuyên sinh hoạt chung với trẻ em hoặc người lớn có nguy cơ cao bị nhiễm cúm.

– Bị rối loạn tim hoặc phổi mạn tính ( loạn sản phế quản phổi, xơ nang, hen suyễn)

– Mắc các bệnh mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch (ung thư, HIV, thiếu hụt miễn dịch, hoặc đang điều trị gây ức chế miễn dịch,…)

– Bị tiểu đường, bệnh thận mạn tính hoặc các bệnh rối loạn trao đổi chất khác

– Thiếu máu mạn tính, rối loạn hemoglobin

– Rối loạn thần kinh mạn tính

– Béo phì nghiêm trọng

– Hàng ngày sử dụng axit acetylsalicylic (Aspilets®) (ASA hoặc aspirin)

3. Vì sao nên tiêm vắc xin cúm cho bé hàng năm?

Hàng năm có rất nhiều trẻ em và người lớn phải nhập viện điều trị vì biến chứng của bệnh cúm. Trong số đó có nhiều trẻ chưa được tiêm phòng cúm hoặc đã tiêm phòng trước đó khoảng thời gian lâu hơn 1 năm. Nguyên nhân là do kháng thể được tạo ra sau khi tiêm vắc xin cúm chỉ chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm, mặt khác virus cúm cũng biến đổi qua từng năm nên mũi tiêm trước đó không còn nhiều tác dụng trong năm tiếp theo.

Để bảo vệ được cơ thể trước các chủng virus mới, tiêm nhắc lại hàng năm là việc rất cần thiết. Vắc xin năm sau được Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán và sản xuất phù hợp với sự biến đổi của virus trong thời gian đó.

Ở Việt Nam, dịch cúm xuất hiện quanh năm nhưng thường sẽ đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4 và tháng 10 hàng năm. Bố mẹ nên cho bé đi tiêm nhắc lại vắc xin cúm trước khi dịch vào mùa cao điểm từ 2 tuần – 1 tháng để khả năng bảo vệ cơ thể của các kháng thể đạt hiệu quả tốt nhất khi tiếp xúc với virus gây bệnh.

Thời điểm tốt nên tiêm nhắc lại vắc xin cúm là trước khi dịch vào mùa cao điểm từ 2 tuần - 1 tháng

Thời điểm tốt nên tiêm nhắc lại vắc xin cúm là trước khi dịch vào mùa cao điểm từ 2 tuần – 1 tháng

4. Lưu ý khi đưa bé đi tiêm vắc xin ngừa cúm

Trước khi đưa trẻ đi tiêm: Bố mẹ theo dõi sức khỏe của trẻ xem trẻ có ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi, sinh hoạt bình thường không. Chỉ nên đưa trẻ đi tiêm chủng khi các cháu thực sự khỏe mạnh.

Khi đưa trẻ đi tiêm chủng: Bố mẹ cần chia sẻ đầy đủ thông tin tiền sử bệnh của trẻ cho bác sĩ (tiền sử dị ứng, bệnh nền mãn tính… ) để đánh giá sức khỏe của trẻ trước khi tiêm cũng như tư vấn các phản ứng sau tiêm. Từ đó có hướng dẫn và chỉ định cụ thể về tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tiêm chủng cho trẻ.

Trong quá trình tiêm chủng: Bố mẹ nên tương tác với cán bộ y tế để biết con mình được tiêm loại vắc xin cúm gì và lắng nghe tư vấn các phản ứng sau khi tiêm.

Sau khi tiêm chủng: Bố mẹ cần để trẻ ở lại điểm tiêm để theo dõi sức khỏe ít nhất 30 phút. Đây là thời điểm quan ngại nhất với phản ứng phản vệ, nếu phản ứng phản vệ xảy ra, trẻ sẽ được hỗ trợ cấp cứu kịp thời.

Sau khi tiêm vắc xin cúm cho bé bố mẹ cần để bé ở lại điểm tiêm để theo dõi sức khỏe ít nhất 30 phút

Sau khi tiêm vắc xin cúm cho bé bố mẹ cần để bé ở lại điểm tiêm để theo dõi sức khỏe ít nhất 30 phút

Trẻ có thể xuất hiện một số tác dụng phụ thường gặp như sưng tấy, đau tại vị trí tiêm; trẻ chưa từng nhiễm virus cúm có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi. Bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ ít nhất trong 3 ngày sau tiêm, nếu các triệu chứng có mức độ tăng lên thì ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vắc xin cúm và lịch tiêm phòng cụ thể, như vậy việc tiêm chủng vắc xin cúm là hoàn toàn cần thiết cho bé. Nếu như có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến tiêm chủng bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital