Bệnh uốn ván xuất hiện đột ngột từ những vết thương hở và sâu ở những người khỏe mạnh. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm uốn ván, nên hãy ngừng chủ quan và xem ngay thông tin về tiêm ngừa uốn ván sau khi giẫm phải đinh thép, vật nhọn, bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tại sao phải tiêm ngừa uốn ván sau khi giẫm phải vật nhọn?
Vắc xin uốn ván là một biệp pháp quan trọng trong việc ngăn chặn và kiểm soát bệnh nhiễm trùng uốn ván do virus Clostridium tetani gây ra. Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể xảy ra khi vi khuẩn từ đất hoặc môi trường nhiễm khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, đặc biệt là các vết thương sâu, rách nứt hoặc thương tích từ vật nhọn như đinh thép.
Dưới đây là một số lý do quan trọng về việc tiêm ngừa uốn ván sau khi giẫm phải đinh thép hoặc vật nhọn:
– Ngăn chặn nhiễm trùng: Vi khuẩn Clostridium tetani thường tồn tại trong đất, trong phân và bụi bẩn hoặc bám trên bề mặt của đinh thép gỉ lâu ngày. Nếu bạn giẫm phải các vật nhọn và để lại vết thương sâu, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng. Vắc xin giúp kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn này, ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
– Phòng tránh biến chứng nghiêm trọng: Bệnh uốn ván có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng do vi khuẩn tấn công vào hệ thần kinh, gây ra các biến chứng co giật và căng cứng các cơ, khiến người bệnh bị gãy xương và có thể gây tử vong. Vắc xin giúp giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng này.
Nếu bạn bị thương bởi đinh thép hoặc vật nhọn và chưa được tiêm vắc xin uốn ván trước đó, cần đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và tiêm phòng, ngăn chặn kịp thời nguy cơ mắc uốn ván.
2. Cần tiêm uốn ván muộn nhất bao lâu sau khi bị thương?
2.1. Thời điểm tiêm ngừa uốn ván
Theo các chuyên gia y tế khuyến nghị, với bất kỳ vết thương hở nào có nguy cơ lây nhiễm uốn ván như vết thương từ việc giẫm phải đinh thép gỉ, vật sắc nhọn, rách da, chấn thương,… đều cần tiêm uốn ván sớm ngau sau khi vết thương xuất hiện. Thời gian muộn nhất nên tiêm phòng là trong vòng 24 giờ sau khi bị thương để kịp thời ngăn chặn vi khuẩn uốn ván phát triển và gây nhiễm trùng.
Sau thời gian 24 giờ, người bị thương vẫn có thể tiêm vắc xin ngừa uốn ván nhưng tác dụng có thể giảm đi do lúc này uốn ván có nguy cơ đã xâm nhập vào vết thương hở. Tiêm càng sớm thì hiệu quả ngừa bệnh, ngăn chặn triệu chứng và các biến chứng nặng nề đạt được càng cao và ngược lại.
2.2. Phác đồ tiêm ngừa uốn ván sau khi bị thương
Phác đồ tiêm ngừa vắc xin uốn ván sau khi bị thương phụ thuộc vào bao gồm tiền sử tiêm chủng uốn ván của từng cá nhân cũng như dựa trên nguy cơ nhiễm trùng của từng loại vết thương.
Phác đồ tiêm ngừa uốn ván được khuyến nghị cụ thể cho từng trường hợp như sau:
– Vết thương sạch và nhỏ: tiêm nhắc 1 mũi vắc xin uốn ván, không tiêm SAT
– Vết thương lớn và có nguy cơ nhiễm uốn ván:
++ Đã tiêm chủng đầy đủ các mũi uốn ván cách thời điểm bị thương từ 10 năm trở xuống: tiêm nhắc 1 mũi vắc xin uốn ván, không tiêm SAT
++ Đã tiêm chủng đầy đủ các mũi uốn ván cách thời điểm bị thương trên 10 năm hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ: tiêm 1 mũi vắc xin uốn ván + tiêm SAT 250IU (mỗi mũi tiêm 1 bên tay)
– Vết thương nguy cơ nhiễm uốn ván, người tiêm đến tiêm phòng trễ và cắt lọc chưa hết mô hoại tử:
++ Đã tiêm chủng đầy đủ các mũi uốn ván cách thời điểm bị thương từ 10 năm trở xuống: tiêm nhắc vắc xin uốn ván, không tiêm SAT, kết hợp điều trị kháng sinh.
++ Đã tiêm chủng đầy đủ các mũi uốn ván cách thời điểm bị thương trên 10 năm hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ: tiêm 1 mũi vắc xin uốn ván + tiêm SAT 500IU (mỗi mũi tiêm 1 bên tay) kết hợp với việc điều trị bằng kháng sinh.
Có thể thay vắc xin uốn ván đơn bằng vắc xin phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván cho các đối tượng bị thương để cùng lúc phòng bệnh bạch hầu và ho gà.
Lưu ý rằng thông tin chi tiết và phác đồ tiêm ngừa vắc xin uốn ván sau khi bị thương có thể thay đổi tùy theo tình hình cụ thể của từng người. Vì vậy, sau khi bị thương, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên môn xem xét và đưa ra hướng dẫn tiêm phòng phù hợp, nhằm loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng uốn ván và tử vong từ nguồn cơn là những vết thương hở dù nhỏ nhất.
3. Chủ động tiêm ngừa uốn ván khi chưa bị thương
Bệnh uốn ván nguy hiểm có thể là tác nhân thầm lặng cướp đi mạng sống của những người đang khỏe mạnh chỉ sau một thời gian ngắn. Bởi bệnh tiến triển nhanh chóng khiến hầu hết người bệnh đều rơi vào nguy kịch, gây tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng uốn ván từ 10-90%, thậm chí tỷ lệ này có thể lên tới 95% nếu trẻ sơ sinh mắc uốn ván (theo Cục Y tế dự phòng).
Do đó, các tổ chức Y tế trên thế giới cũng như Bộ Y tế nước ta cũng khuyến cáo mọi đối tượng đều cần chủng ngừa vắc xin uốn ván, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, thai phụ, những người công nhân lao động trong môi trường nhiều rủi ro,…
Riêng với trẻ em, mũi tiêm uốn ván đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng miễn phí của quốc gia với loại vắc xin kết hợp 5in1 để bảo vệ toàn diện cho tương lai của trẻ. Vắc xin 5in1 chứa thành phần ngừa uốn ván này được khuyến nghị tiêm chủng ngay cho trẻ từ khi trẻ đạt đủ 6 tuần tuổi.
Bên cạnh chương trình Tiêm chủng mở rộng, cha mẹ có thể lựa chọn cho con các vắc xin kết hợp 6in1, 4in1 hoặc 3in1 chứa thành phần uốn ván hoặc vắc xin uốn ván đơn trong chương trình tiêm chủng dịch vụ. Tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI luôn có sẵn các loại vắc xin phòng uốn ván cho mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Đăng ký chủng ngừa sớm bảo vệ chính bản và người thân trước khi bị thương để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Không nên chủ quan rằng có vết thương mới cần đi tiêm phòng, bạn nhé!
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn đọc thông tin về tiêm ngừa uốn ván khi giẫm phải đinh thép, vật nhọn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về việc tiêm ngừa uốn ván hay cần tư vấn phác đồ tiêm phù hợp, liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết!