“Lòi trĩ thì dịt lá vông” là bài thuốc được dân gian truyền miệng. Tuy vậy thực hư cây vông chữa bệnh trĩ được hay không là điều mà nhiều bệnh nhân trăn trở. Bài viết này cùng bạn tìm hiểu và kiểm chứng thông tin về loại thuốc này cũng như làm sao để điều trị bệnh trĩ hiệu quả và an toàn.
Menu xem nhanh:
1. Cây vông là gì, có đặc tính như thế nào?
Cây vông phổ biến ở các vùng quê và khá dễ trồng. Cây còn được gọi với nhiều tên khác nhau, chẳng hạn như hải đồng bì, cây vông nem, v.v. Hình dáng cây cao từ 10 đến 20 mét. Thân cây mọc theo các chùm, có một số gai nhỏ và hoa đỏ. Lá vông thường được dân gian sử dụng với nhiều mục đích, trong đó có để chữa bệnh. Lá vông thường được thu hoạch đầu năm để phơi khô hoặc sử dụng. Vỏ cây cũng có thể thu hái quanh năm.
Theo Đông y, lá cây chát, hơi đắng, tính bình. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng lá vông chữa các hoạt chất như Alkaloid hay Saponin. Trong y học thì các hoạt chất này có công dụng hỗ trợ giảm đau, kích thích tuần hoàn và giúp tránh ứ trệ máu. Ngoài ra một số hoạt chất trong lá vông còn có tác dụng trong hỗ trợ sát trùng, hạ sốt, hạ huyết áp và hỗ trợ điều trị phong thấp.
Mặc dù các hoạt chất trong lá vông có tác dụng thiết thực với con người, bản thân lá vông có nên được sử dụng như một loại thuốc trị bệnh trĩ hay không – cùng kiểm chứng qua phân tích dưới đây.
2. Phân tích và kiểm chứng bài thuốc chữa trĩ từ cây vông: Liệu có thật sự hiệu quả?
2.1. Thực hư bài thuốc: “cây vông chữa bệnh trĩ”
Cây vông thực chất không được coi là một loại thuốc chữa bệnh trĩ. Lá của chúng đúng là có một số tác động đến trĩ nhờ công dụng của các hoạt chất đã nêu trên, tuy nhiên có nhiều lý do sau:
– Cây vông có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, nhưng các tác động chỉ có thể ở bệnh trĩ nhẹ. Nguyên nhân là các hoạt chất chưa được điều chế, khá ít nên tác động của chúng thường ít, từ từ. Hiệu quả thường không nhanh và rõ rệt. Đối với bệnh trĩ đã nặng, hầu hết các loại dược liệu dân gian đều không có tác dụng đáng kể với trĩ. Bệnh trĩ nặng không thể chữa khỏi bằng các phương pháp dân gian.
– Cây vông và các loại thảo dược khác có tác dụng hỗ trợ điều trị chỉ khi người bệnh tham vấn bác sĩ, sử dụng đúng cách và đảm bảo vệ sinh. Đừng tự điều trị bằng các phương pháp áp dụng trực tiếp lên búi trĩ như đắp lá hoặc xông hơi vì chúng gây nhiễm trùng, viêm loét búi trĩ, làm bệnh trĩ trở nên nặng hơn và gây ra các biến chứng.
2.2. “Cây vông chữa bệnh trĩ” và những bài thuốc dân gian khác không thể thay thế điều trị chuyên khoa
Bệnh nhân không thể chỉ sử dụng lá vông thay cho thăm khám y khoa.
Bệnh trĩ gây nhiều phiền toái và ám ảnh, nếu bệnh nhân không được chữa trị, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển và không thể tự khỏi. Chỉ có các bác sĩ chuyên khoa mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, mức độ nặng và loại trĩ đang mắc khi người bệnh đi khám. Mỗi loại bệnh trĩ có những đặc điểm riêng và các triệu chứng cũng khác nhau, nên không thể tự điều trị theo cùng một phương pháp.
Chảy máu nhiều là triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ nội. Để ngăn người bệnh mất máu quá nhiều, các bác sĩ sẽ tập trung vào ngăn chặn biểu hiện này. Đối với bệnh trĩ ngoại, bệnh có triệu chứng phổ biến là các cơn đau dữ dội, việc điều trị sẽ tập trung vào việc giảm bớt tình trạng bệnh. Bài thuốc “cây vông chữa bệnh trĩ” không thể đáp ứng tiêu chí này và áp dụng cho tất cả các trường hợp.
3. Phương pháp điều trị y khoa giúp loại bỏ bệnh trĩ an toàn và hiệu quả
Chỉ cần điều trị đúng hướng và kịp thời, bệnh trĩ có thể được chữa khỏi. Ngày nay, các nghiên cứu về phương pháp điều trị bệnh trĩ đã phát triển ngày một hiện đại hơn, cải thiện tình trạng đau đớn khi can thiệp chữa trĩ.
3.1. Chữa bệnh trĩ bằng nội khoa khi bệnh trĩ có các biểu hiện nhẹ
Khi bệnh trĩ còn ở giai đoạn nhẹ, có thể tiến hành điều trị nội khoa bằng các loại thuốc. Các bác sĩ sẽ thăm khám và xác định tình trạng của mỗi bệnh nhân, sau đó đưa ra chỉ định sử dụng thuốc cho bệnh nhân tại nhà. Thông thường, các loại thuốc điều trị trĩ được chia thành ba nhóm: những loại điều trị triệu chứng giảm đau, những loại hỗ trợ nhuận tràng và những loại hỗ trợ tăng cường độ bền của tĩnh mạch.
Sau một thời gian nhất định sử dụng thuốc, bệnh nhân phải đi khám lại bác sĩ để được đánh giá hiệu quả và mức độ phục hồi.
3.2. Điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn tiến triển – can thiệp ngoại khoa
Khi bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật, thủ thuật) được sử dụng. Nhờ vào điều này, các phương pháp phẫu thuật có thể giúp loại bỏ búi trĩ đã lớn và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như loét búi trĩ, nhiễm trùng và hoại tử hậu môn.
Hiện nay, tại TCI, đội ngũ bác sĩ hiện đang áp dụng một số phương pháp điều trị trĩ ở giai đoạn nặng như sau:
Phương pháp cắt trĩ truyền thống Milligan Morgan và Ferguson
Đây là phương pháp cắt đơn lẻ từng búi trĩ một búi trĩ, sau đó bác sĩ tiến hành khâu buộc cuống búi trĩ lại. Thao tác cắt và khâu búi trĩ sẽ được thực hiện một cách khéo léo để giảm tổn thương cho người bệnh.
Sử dụng súng Longo để loại bỏ trĩ với tính chất ít xâm lấn
Tại TCI, phương pháp này sử dụng súng khâu cắt tự động được nhập khẩu từ nước ngoại, dựa trên cách kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, cắt và khâu phần mạch máu xung quanh. Sau đó búi trĩ sẽ tự động co nhỏ lại. Mổ trĩ Longo không cần lưu viện quá lâu và có thể về nhà sau 48 giờ.
Tiêu trĩ bằng công nghệ Laser Diode không dao kéo
Thu Cúc TCI hiện đang sử dụng công nghệ Laser Diode mới nhất trong điều trị trĩ. Phương pháp sử dụng năng lượng laser làm xẹp mô trĩ và triệt mạch trĩ có thể làm co búi trĩ mà không cần dao kéo. Đây là phương pháp “mổ trĩ như không mổ” vì nó không gây đau đớn, không chảy máu và hồi phục nhanh chóng. Phương pháp này còn rất an toàn và rất hiệu quả cho trĩ độ 2 và 3.
Ngoài ra, TCI còn áp dụng thêm những phương pháp hiệu quả khác như thắt mạch, khâu treo búi trĩ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn kiểm chứng “cây vông chữa bệnh trĩ” được hay không, điều trị bệnh trĩ như thế nào? Bệnh nhân cần chú trọng tính kịp thời, nên thăm khám sớm để điều trị đơn giản hơn.