Thừa cân, béo phì ở trẻ em sự phát triển tâm sinh lí

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Thừa cân, béo phì ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh thận, bệnh về đường mật, hay xương khớp… đồng thời ảnh hưởng  tới sự phát triển tâm sinh lí, tinh thần của trẻ.

1. Nhiều trẻ em bị thừa cân vì có xương lớn?

Thừa cân, béo phì ở trẻ emlà tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ.

Thừa cân béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ.

Sai. Quan niệm cho rằng trẻ bị thừa cân do xương lớn là không chính xác. Thừa cân béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng, có nghĩa là năng lượng đưa vào cơ thể vượt quá năng lượng tiêu hao.

2. Trẻ em thừa cân có nguy cơ cao phát triển:

A: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
B: Bệnh vẩy nến
C: Bệnh tiểu đường tuýp 2
D: Tất cả các đáp án trên
Đáp án đúng là C. Trẻ em thừa cân có nguy cơ cao mắc một loạt các bệnh như tăng huyết áp, bệnh về đường hô hấp, trầm cảm, nồng đô cholesterol trong máu cao.
Béo phì có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh tiểu đường tuýp 2. Trước đây bệnh tiểu đường tuýp 2 chỉ gặp ở người lớn trên 45 tuổi nhưng hiện tại bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên bị béo phì, thừa cân.

3. Một yếu tố khác góp phần vào việc tăng cân và béo phì ở trẻ em là:

A: Sống cùng cha, mẹ đơn thân
B: Dị ứng với thức ăn
C: Bỏ lỡ bữa sáng
D: Tất cả các đáp án trên
Đáp án đúng là C. Nhiều thống kê cho thấy có sự sụt giảm đáng kể về mức tiêu thụ bữa ăn sáng. Hay nói cách khác là trẻ em đang có xu hướng bắt đầu một ngày mới mà không ăn sáng.

4. Nhiều loại thực phẩm và đồ uống có lượng calo ẩn?

Hàm lượng calo và thông tin dinh dưỡng khác có thể được tìm thấy trên bao bì chứa thực phẩm hay đồ uống.

Hàm lượng calo và thông tin dinh dưỡng khác có thể được tìm thấy trên bao bì chứa thực phẩm hay đồ uống.

Sai. Hàm lượng calo và thông tin dinh dưỡng khác có thể được tìm thấy trên bao bì chứa thực phẩm hay đồ uống. Các nhãn  cung cấp thông tin cụ thể về các sản phẩm như kích thước, năng lượng và thành phần dinh dưỡng.

5. Trẻ em ít vận động có đặc điểm như thế nào?

A: Trẻ rất lười biếng
B: Trẻ rất ít hoặc hầu như không tập thể dục
C: Trẻ uống quá nhiều nước ngọt
D: Trẻ không ngủ đủ giấc
Đáp án đúng là B. Trẻ em rất ít hoặc hầu như không bao giờ tập thể dục được cho là ít vận động. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng béo phì ở trẻ em: thiếu hoạt động thể chất và tiêu thụ quá nhiều thực phẩm không lành mạnh.

6. Yếu tố nào sau đây góp phần thúc đẩy tình trạng béo phì ở trẻ em?

A: Khẩu phần ăn
B: Bạn bè của trẻ em
C: Thiếu vitamin
D: Tất cả các đáp án trên
Đáp án đúng là A. Khẩu phần ăn quá nhiều làm tăng nguy cơ béo phì, thừa cân. Các nghiên cứu cho thấy con người có xu hướng ăn nhiều hơn khi khẩu phẩn ăn lớn hơn.

7. Trẻ đang ăn uống ở bên ngoài nhiều hơn ở nhà?

Coca cola, kẹo, khoai tây chiên, thực phẩm chiên phồng, socola, gà rán, các loại đồ ngọt có ga đều là những món ăn vặt có năng lượng cao.

Coca cola, kẹo, khoai tây chiên, thực phẩm chiên phồng, socola, gà rán, các loại đồ ngọt có ga đều là những món ăn vặt có năng lượng cao.

Đúng. Trẻ em thực sự đang ăn uống ở bên ngoài nhiều hơn so với ở nhà. Coca cola, kẹo, khoai tây chiên, thực phẩm chiên phồng, socola, gà rán, các loại đồ ngọt có ga đều là những món ăn vặt có năng lượng cao. Tiêu thụ nhiều những loại đồ ăn làm trẻ dễ bị béo phì, tăng huyết áp và các nguy cơ về bệnh mạn tính. Trong khi đó những đứa trẻ thường ăn thức ăn được nấu ở nhà sẽ có xu hướng tăng cân ít hơn so với những trẻ thường ăn bên ngoài.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital