Trong hành trình tiêm vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung, việc hiểu rõ về thời gian hoàn thành phác đồ tiêm chủng và tuân thủ phác đồ là một phần quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi ung thư cổ tử cung. Bài viết sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về thời gian tiêm phòng ung thư cổ tử cung, đảm bảo bạn có thông tin đầy đủ và chính xác. Cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Sự quan trọng của tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nghiêm trọng, phát triển từ vi rút HPV (Human Papillomavirus), một trong những loại vi rút lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Vi rút HPV tồn tại ở nhiều vị trí trên cơ thể như da, vùng hầu họng, bộ phận sinh dục, hậu môn, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, nhưng cũng có thể lây truyền qua dụng cụ sinh thiết, đồ lót, hoặc từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
Theo thống kê từ CDC Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 36.000 phụ nữ và nam giới ở Mỹ bị chẩn đoán mắc các bệnh ung thư do nhiễm virus HPV. Trong số này, phụ nữ chiếm gần 22.000 trường hợp, đều có khả năng di căn cao và khó điều trị.
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là một biện pháp y tế được thiết kế để ngăn chặn sự lây nhiễm và phát triển của virus HPV gây ra nhiều bệnh lý, bao gồm ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, và nhiều loại ung thư khác.
Việc tiêm vắc xin giúp tạo ra một phản ứng miễn dịch trong cơ thể, giúp ngăn chặn vi rút HPV xâm nhập và giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý liên quan.
Hiện nay, có hai loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung phổ biến là Gardasil và Gardasil 9. Cả hai loại vắc xin này đều được thiết kế để bảo vệ phụ nữ khỏi vi rút HPV có thể dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung. Trong đó, Vắc xin Gardasil 9 thường được tiêm cho cả nữ giới và nam giới ở độ tuổi từ 9 đến 45 tuổi.
Các nghiên cứu cho thấy vắc xin HPV có hiệu quả kéo dài, với khả năng bảo vệ khỏi virus HPV và nguy cơ mắc ung thư trong nhiều năm, thậm chí lên đến 30 năm nếu hoàn thành đúng lịch trình tiêm phòng.
Việc tiêm phòng vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và còn đóng góp vào chiến dịch phòng chống dịch bệnh toàn cầu. Đối với những người đã tiêm phòng, họ giảm khả năng truyền nhiễm virus HPV cho người khác, giúp làm giảm tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng.
2. Phác đồ và thời gian tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Phác đồ tiêm vắc xin HPV và thời gian hoàn thành phác đồ phụ thuộc vào loại vắc xin được sử dụng và độ tuổi của người được tiêm. Dưới đây là một hướng dẫn tổng quan về phác đồ và thời gian tiêm cho hai loại vắc xin phổ biến nhất: Gardasil và Gardasil 9.
2.1. Vắc xin Gardasil:
Đối tượng tiêm:
– Trẻ em gái và nữ giới tuổi từ 9-26.
Phác đồ tiêm:
– Lịch tiêm bao gồm 3 liều hoàn thành trong vòng 6 tháng.
– Mũi 1: Tiêm trong độ tuổi.
– Mũi 2: Sau mũi 1 là 2 tháng.
– Mũi 3: Sau mũi 1 là 6 tháng.
Thời gian hoàn thành phác đồ:
– Hoàn thành phác đồ tiêm chủng trong vòng 6 tháng.
Phòng bệnh:
– Phòng ngừa 4 chủng virus HPV là HPV 6, HPV 11, HPV 16 và HPV 18 gây ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan.
2.2. Vắc xin Gardasil 9:
Đối tượng tiêm:
– Trẻ em trai, trẻ em gái, phụ nữ và nam giới tuổi từ 9 – 45 tuổi.
Phác đồ tiêm:
– Phác đồ 2 mũi (tiêm cho trẻ từ 9 đến 14 tuổi): Mũi 02 cách mũi 01 thời gian 06 – 12 tháng. Nếu mũi 02 cách mũi 01 nhỏ hơn 05 tháng, thì cần tiêm mũi 03 cách mũi 02 ít nhất 03 tháng, đảm bảo tiêm 03 mũi trong vòng 1 năm.
– Phác đồ 3 mũi (tiêm cho trẻ từ 15 đến 45 tuổi): Lịch tiêm tương tự như vắc xin Gardasil tiêm cho trẻ em và người lớn từ 9 đến 45 tuổi với 03 mũi theo lịch trình 0-2-6 tháng (sau mũi đầu).
Thời gian hoàn thành phác đồ:
– Trẻ từ 9 đến 14 tuổi dù tiêm theo bất cứ phác đồ nào cũng được khuyến nghị hoàn thành phác đồ trong vòng 1 năm.
– Trẻ em từ 15 đến 45 tuổi nên hoàn thành phác đồ tiêm chủng trong vòng 6 tháng.
Phòng bệnh:
– Phòng ngừa 9 chủng virus HPV: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, và 58 gây ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan.
3. Lỡ tiêm vắc xin HPV trễ phải làm sao?
Theo nguyên tắc, việc tiêm đúng lịch là quan trọng để đạt hiệu quả tối đa trong việc phòng ngừa bệnh.Việc trì hoãn hoặc trễ lịch tiêm có thể tăng nguy cơ tiếp xúc với virus HPV, đặc biệt là khi hệ thống miễn dịch chưa đủ mạnh.
Do đó, nếu không thể tiêm đúng theo lịch hẹn, việc tiếp tục tiêm càng sớm càng tốt là quan trọng để đảm bảo sự bảo vệ sớm và hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình để họ có thể đưa ra quyết định phù hợp cho tình huống của bạn.
4. Địa chỉ tiêm vắc xin HPV
Hiện nay vắc xin phòng ung thư cổ tử cung được cung cấp rộng rãi tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Để đăng ký tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung an toàn, hiệu quả, bạn nên tìm đến các phòng tiêm chủng uy tín.
Phòng Tiêm Chủng Thu Cúc TCI là một lựa chọn đáng tin cậy để tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung mà bạn có thể tham khảo với nhiều ưu điểm vượt trội:
– Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp: Phòng Tiêm Chủng Thu Cúc TCI có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chất lượng, đảm bảo sự an tâm và tin tưởng cho người tiêm.
– Quy trình tiêm chủng chuẩn xác: Quy trình tiêm chủng tại đây được thực hiện theo các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả do Bộ Y tế quy định, giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của người tiêm.
– Vắc xin chất lượng: Phòng Tiêm Chủng Thu Cúc TCI cung cấp vắc xin HPV nhập khẩu từ đơn vị sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng và hiệu quả phòng ngừa. Trang thiết bị hiện đại và tiên tiến tại phòng tiêm giúp bảo quản vắc xin tốt, giữ cho chất lượng vắc xin luôn ổn định và hiệu quả khi tiêm phòng
– Nhắc lịch tự động: Hệ thống nhắc lịch tự động giúp người tiêm không bỏ sót bất kỳ mũi tiêm nào, đồng thời giữ cho lịch tiêm chủng đều đặn và hiệu quả.
Tại Phòng Tiêm Chủng Thu Cúc TCI, sự an toàn, chất lượng và tiện lợi luôn được ưu tiên và chú trọng để mang lại trải nghiệm tiêm chủng chất lượng cho người dùng. Để đăng ký tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung bảo vệ sức khỏe ngay hôm nay, bạn vui lòng liên hệ với TCI để được hỗ trợ sớm nhất.