Tháp dinh dưỡng cho trẻ em bổ sung ngoài sữa mẹ

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI

Trần Thị Huân

Trưởng Khoa Dinh dưỡng

Sau 6 tháng đầu đời, để cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết, trẻ cần ăn thức ăn bổ sung ngoài sữa mẹ hay còn gọi là ăn dặm. Tuy nhiên, việc ăn dặm của trẻ không thể thực hiện tùy tiện mà cần tuân thủ tháp dinh dưỡng. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI xin được chia sẻ với bố mẹ thông tin về tháp dinh dưỡng cho trẻ em, bố mẹ có thể sử dụng để xây dựng thực đơn ăn dặm cho con. Đọc ngay bố mẹ nhé!

1. Dinh dưỡng đối với trẻ quan trọng như thế nào ?

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện, cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Cụ thể, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp trẻ:

– Phát triển thể chất: Dinh dưỡng là nhiên liệu cơ bản để thiết lập và duy trì sự phát triển chiều cao và cân nặng cho trẻ.

– Phát triển não bộ: Cung cấp đầy đủ choline, axit béo omega-3, protein, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sự phát triển não bộ, cải thiện trí tuệ và khả năng tập trung cho trẻ. Bên cạnh đó, dinh dưỡng còn đóng vai trò quan trọng sự phát triển nhiều hợp chất hóa học tại não bộ, góp phần điều chỉnh tư duy và hành vi của trẻ. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như axit béo omega-3, chất béo chưa bão hòa và các vitamin và khoáng chất có thể ảnh hưởng đến tư duy và hành vi của trẻ.

– Phát triển hệ miễn dịch: Một số vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin A, sắt và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch,  bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh lý đơn giản và phức tạp.

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện, cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Trong sự phát triển toàn diện của trẻ, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

2. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ra sao?

2.1. Tháp dinh dưỡng cho trẻ em

Tháp dinh dưỡng cho trẻ em là thuật ngữ y khoa, được sử dụng để mô tả một cấu trúc các nhóm thực phẩm, phân loại và sắp xếp dựa trên giá trị dinh dưỡng của chúng đối với trẻ em. Cụ thể, trong tháp dinh dưỡng, các nhóm thực phẩm được phân loại và sắp xếp thành các tầng, dựa trên mức độ quan trọng và lượng cần thiết của chúng cho một chế độ ăn uống lành mạnh.

Hiện nay, tháp dinh dưỡng (theo thứ tự từ dưới lên) bao gồm sáu nhóm thực phẩm chính, đó là: Ngũ cốc; rau xanh; trái cây; các sản phẩm từ sữa; thịt, đậu và các loại hạt; thực phẩm từ chất béo và đường. Trong 6 nhóm thực phẩm này, nhóm ngũ cốc là nhóm trẻ cần ăn nhiều nhất và nhóm thực phẩm từ chất béo và đường là nhóm trẻ cần ăn ít nhất. Như vậy, mức độ quan trọng và lượng cần thiết của mỗi nhóm thực phẩm trong tháp dinh dưỡng sẽ giảm dần từ đáy tháp lên đỉnh tháp.

Trong tháp dinh dưỡng cho trẻ em, các nhóm thực phẩm được phân loại và sắp xếp thành các tầng.

Tháp dinh dưỡng bao gồm sáu nhóm thực phẩm chính.

2.2. Cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ

Sử dụng tháp dinh dưỡng, bố mẹ có thể xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và lành mạnh, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lần trí tuệ. Bên cạnh tháp dinh dưỡng, những nguyên tắc sau cũng cần được bố mẹ áp dụng để đảm bảo sự đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh cho chế độ ăn uống của trẻ:

– Đa dạng hóa thực phẩm: Cung cấp cho trẻ nhiều loại thực phẩm khác nhau từ các nhóm thực phẩm chính, bao gồm ngũ cốc, rau và quả, thịt và cá, sữa và sản phẩm từ sữa.

– Cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng: Cung cấp cho trẻ những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất từ các nhóm thực phẩm chính là rau xanh, quả tươi, thực phẩm chứa chất sắt, canxi và chất béo omega-3. Ví dụ, các loại rau xanh như bắp cải, cà rốt, bí đỏ; các loại quả như chuối, táo, lê; thực phẩm chứa chất sắt như thịt, gan, đậu nành; và thực phẩm chứa canxi như sữa, sữa chua, phô mai.

– Cung cấp vừa đủ calo và chất béo: Trẻ cần calo và chất béo để phát triển. Tuy nhiên, tránh cho bé ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo và calo, ví dụ như đồ ngọt và đồ chiên xào,…

– Cho trẻ ăn uống đều đặn: Cho trẻ ăn uống mỗi bữa một giờ cố định để phát triển thói quen ăn uống đều đặn và đảm bảo chức năng hệ tiêu hóa cho trẻ.

– Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tuổi tác của trẻ: Theo từng giai đoạn phát triển, trẻ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, trong giai đoạn ăn dặm, trẻ cần được cung cấp các thực phẩm dễ tiêu hóa cũng như cần làm quen từ từ với các loại thực phẩm mới.

– Kiểm soát khẩu phần và lưu ý về dị ứng: Đối với các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, như trứng, hải sản, đậu phụ, hãy kiểm soát khẩu phần và quan sát cơ thể trẻ để xem cơ thể trẻ có phản ứng tiêu cực nào hay không.

– Sử dụng phương pháp chế biến thực phẩm lành mạnh: Hãy sử dụng các phương pháp nấu ăn lành mạnh như hấp, nướng, hầm,… nói chung là các phương pháp chế biến chế biến thực phẩm ít sử dụng dầu mỡ và gia vị.

Ngoài thực đơn xây dựng dựa trên tháp dinh dưỡng và những nguyên tắc trên, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cơ thể cần.

2.3. Lưu ý khi cho trẻ ăn thức ăn

Khi cho trẻ ăn dặm hay khi cho trẻ ăn thức ăn bổ sung ngoài sữa mẹ, có một số lưu ý quan trọng bố mẹ cần ghi nhớ và tuân thủ như sau:

– Thời điểm bắt đầu: Thông thường, trẻ có thể bắt đầu ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi.

– Bắt đầu từ từ: Bắt đầu bằng việc cho trẻ thử một loại thực phẩm duy nhất trong khoảng thời gian vài ngày để xem trẻ có dị ứng hay không. Thực phẩm bố mẹ có thể lựa chọn để bắt đầu cho trẻ thử là khoai tây, bắp cải, bí đỏ hoặc cháo ngũ cốc không có gluten.

– Thực phẩm dễ tiêu hóa: Cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, khoai tây nghiền, quả nghiền hoặc thực phẩm đã nấu mềm. Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm có kích thước lớn, cứng,…

Cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, khoai tây nghiền, quả nghiền hoặc thực phẩm đã nấu mềm.

Trẻ ăn dặm nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, khoai tây nghiền,…

– Độ đăc của thức ăn: Ban đầu, hãy thêm nước vào thức ăn để thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Sau đó, từ từ tăng độ đặc của thức ăn cho đến khi trẻ thích nghi và có thể nuốt dễ dàng ngay cả với thức ăn đặc.

– Đồng hành và quan sát: Luôn có mặt và quan sát trẻ trong quá trình trẻ ăn dặm để đảm bảo an toàn và giúp trẻ học cách ăn từ từ.

– Không sử dụng gia vị: Trong giai đoạn ăn dặm đầu tiên, trẻ không cần gia vị như muối, đường,…

– Cho trẻ tự ăn: Khi trẻ có thể ngồi và cầm nắm đồ vật, hãy khuyến khích trẻ tự ăn. Cho trẻ cầm thìa hoặc thức ăn và hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

– Kiên nhẫn và linh hoạt: Trẻ có thể từ chối hoặc không thích một số loại thức ăn trong quá trình ăn dặm. Hãy kiên nhẫn, thử nhiều lần và đừng ép buộc trẻ ăn. Hãy linh hoạt thay đổi thực phẩm và phong cách chế biến để đáp ứng sở thích và nhu cầu của trẻ.

Phía trên là thông tin về tháp dinh dưỡng cho trẻ em và các thông tin hữu ích khác về dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ ăn thức ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. Để biết thêm thông tin chi tiết đề vấn đề này, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital