Quá trình mang thai, sinh nở luôn tồn tại những tình huống bất thường. Ngôi thai luôn là vấn đề mà các mẹ bầu quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là tại thời điểm gần tới ngày “vượt cạn”. Cùng theo dõi quá trình mang thai, đi sinh của mẹ bầu Đỗ Thị Thu Hiên để biết liệu thai ngôi ngược có thể “vượt cạn” dễ dàng hay không?
Menu xem nhanh:
1. Con lần 2, thai ngôi ngược và vấn đề sức khỏe đáng ngại của mẹ bầu
Thông thường, ở những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ tự xoay đầu về phía cổ tử cung của mẹ để chuẩn bị sẵn sàng chào đời. Ngôi thai thuận sẽ giúp quá trình sinh đẻ được diễn ra thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng may mắn khi thai nhi “ngoan ngoãn” chuyển ngôi ở những tháng cuối thai kỳ. Có rất nhiều trường hợp em bé “nghịch ngợm”, tự “đảo chiều” khi gần tới ngày ra khỏi bụng mẹ. Trường hợp thai hướng chân và mông về đáy tử cung được gọi là thai ngôi ngược.
1.1. Thai ngôi ngược – nguyên nhân khiến các mẹ bầu không thể sinh thường
Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi với khung chậu của mẹ, cũng là phần đầu tiên đi ra khỏi bụng mẹ khi chuyển dạ. Khoảng thời gian chưa đủ 28 tuần tuổi, thai nhi thường sẽ thay đổi ngôi thai thường xuyên. Càng đến những tuần cuối của thai kỳ, vị trí của thai nhi sẽ ổn định hơn. Từ tuần 34 đến 36 trở đi, phần lớn ngôi thai sẽ ổn định, ít xoay hướng.
Ngôi ngược hay còn gọi là ngôi mông là phần mông hoặc chân của bé chúc xuống phía dưới xương chậu của mẹ. Đầu của bé sẽ xoay về phía trên gần ngực của mẹ. Tỷ lệ ngôi ngược khá thấp, chiếm từ 1 – 3% trong các ca sinh nở. Tình trạng thai ngôi ngược có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Bởi vậy, trong tình huống này, mẹ bầu buộc phải sinh con theo phương pháp mổ lấy thai.
Nhờ sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI, theo dõi sức khỏe thai kỳ cẩn thận từng mốc tuần thai, chị Đỗ Thị Thu Hiên được chẩn đoán ngôi thai ngược. Từ đó, các bác sĩ Sản khoa Thu Cúc TCI đã lên kế hoạch chăm sóc thai phụ, hướng dẫn chị Hiên bồi dưỡng thể lực, tinh thần để chuẩn bị cho phương pháp mổ lấy thai chủ động, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
1.2. Từng mổ đẻ, thiếu máu nhẹ, mẹ bầu sinh con lần hai thế nào?
Đối với những mẹ bầu từng đẻ mổ, ở lần mang thai tiếp theo, phương pháp sinh mổ vẫn được áp dụng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vết sẹo mổ ở vùng bụng rất dễ bị bục trong quá trình mẹ bầu mang thai, sinh nở ở lần tiếp theo. Chính vì vậy, khoảng cách an toàn nhất giữa hai lần sinh mổ là từ 2 đến 3 năm. Lúc này, tử cung của chị em cũng đã phục hồi, có thể mang thai an toàn hơn, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm như thai làm tổ tại sẹo tử cung do mổ đẻ cũ, nhau thai bất thường,…
Đây cũng chính là tình trạng của mẹ bầu Đỗ Thị Thu Hiên. Đẻ mổ lần hai, chị Hiên sẽ cần được theo dõi y tế từ các bác sĩ Sản khoa, đặc biệt ở những tuần cuối của thai kỳ. Ngoài ra, vấn đề mà chị lo ngại đó là tình trạng thiếu máu khi mang bầu.
Qua kết quả xét nghiệm thực hiện ở từng mốc thai kỳ tại Thu Cúc TCI, chị Hiên được chẩn đoán gặp tình trạng thiếu máu nhẹ. Thiếu máu ở thai phụ là vấn đề nguy hiểm, có thể gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não… Với mẹ bầu, tình trạng này có nguy cơ gây ra biến chứng sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp, tiền sản giật, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản,… Với thai nhi, mẹ bầu thiếu máu có thể sinh non, thai suy, dễ mắc bệnh sơ sinh, nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác.
Vì vậy, đối với mẹ bầu thiếu máu, các bác sĩ Sản khoa Thu Cúc TCI đưa ra rất nhiều lưu ý, đặc biệt là lưu ý về vấn đề ăn uống, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ. Thai phụ sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói TCI được tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia theo chỉ định của bác sĩ Sản khoa. Thời gian mang thai, chị Hiên được chuyên gia dinh dưỡng xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đặc biệt cần bổ sung nhiều chất sắt. Những thực phẩm chị Hiên được khuyến nghị nên bổ sung có thịt bò, cá biển, các loại họ đậu, thịt gà, rau củ có màu xanh đậm, trứng, sữa,… Tất nhiên, việc ăn uống cũng phải cân đối, hợp lý, tránh để xảy ra tình trạng tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao.
2. Sinh nở lần 2 thành công, mẹ bầu đón “tiểu hoàng tử” khỏe mạnh, kháu khỉnh
Nhờ được theo dõi Sản khoa thường xuyên, quản lý thai kỳ khoa học mà chị Đỗ Thị Thu Hiên đã có một thai kỳ ổn định, sẵn sàng cho ca sinh mổ lần 2. Khi thai nhi được 39 tuần 1 ngày, chị Hiên nhận chỉ định mổ lấy thai do thai ngôi ngược.
Bác sĩ phụ trách chính ca mổ của chị Hiên là bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản. Bác sĩ Hà là một trong những bác sĩ “mát tay” trong việc mổ đẻ cho các mẹ bầu, được đánh giá cao về kinh nghiệm, sự nhiệt tình và cái tâm khi phụ trách mỗi ca sinh.
Sau quá trình theo dõi chỉ số sinh tồn hiển thị trên máy đo Monitor, tiêm truyền dịch, kháng sinh và gây tê tủy sống, mẹ bầu Đỗ Thị Thu Hiên chính thức bước vào ca sinh mổ. Chỉ với một vài thao tác nhanh chóng, bác sĩ Hà đã mở được một khoảng trống nhỏ trên thành bụng của mẹ và thuận lợi đưa thai nhi ra ngoài thành công.
Em bé được bác sĩ Hà kẹp, cắt rốn và trao cho bác sĩ Nhi khoa. Bác sĩ Nhi khoa tiến hành kiểm tra sức khỏe cho bé, nghe tim, phổi và đánh giá sắc thái da, các phản xạ tự nhiên, cử động chân tay, hình thái bên ngoài. Sau khi xác nhận tình trạng của bé ổn, điều dưỡng đưa bé đi kiểm tra cân nặng. Mặc dù mẹ Hiên gặp vấn đề thiếu máu nhẹ nhưng do đã được chăm sóc bởi sự tư vấn, hướng dẫn của các bác sĩ Sản khoa cùng chuyên gia dinh dưỡng của Thu Cúc TCI nên em bé có cân nặng khá ổn.
Em bé được kề da cùng mẹ và sau đó tiếp tục được áp da cùng bố. Sau sinh, cả bé và sản phụ đều khỏe mạnh. Mẹ Hiên được bác sĩ Hà xử lý bánh nhau, vệ sinh tử cung và khâu thẩm mỹ vết mổ đẻ. Em bé sau sinh còn được tiêm vắc xin viêm gan B và vitamin K giúp nâng cao đề kháng, miễn dịch, đảm bảo phát triển tốt những ngày tháng đầu đời.
3. Xa rồi thời đi đẻ chật vật vì lưu viện, lưu viện TCI bao “mê”
Hành trình đi đẻ tại Thu Cúc TCI của chị Đỗ Thị Thu Hiên càng trở nên trọn vẹn hơn khi chị được trải nghiệm dịch vụ lưu viện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Quá trình lưu viện, chị Hiên được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra vết mổ đẻ hàng ngày để đảm bảo không có vấn đề gì bất thường xảy ra.
Ngoài ra, trong thời gian lưu viện, sản phụ được đội ngũ điều dưỡng có chuyên môn của bệnh viện hỗ trợ chăm sóc bé, tắm bé, vệ sinh, cho ăn,… Các mẹ cũng sẽ được điều dưỡng vệ sinh vết mổ thường xuyên. Đặc biệt, bệnh viện có cung cấp dịch vụ chiều Plasma vết mổ cho mẹ, cuống rốn cho bé để kích thích quá trình phục hồi, hạn chế nhiễm trùng.
Các mẹ cũng sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc mỗi ngày, được ăn 3 bữa cơm dinh dưỡng, đầy đủ calories để đảm bảo thể lực có thể ổn định tốt. Bên cạnh đó, người nhà vào chăm nom sản phụ cũng được hỗ trợ giường/ghế nghỉ phụ, bữa ăn sáng. Tất cả tiện ích trong phòng lưu viện đều được chuẩn bị đầy đủ, chỉnh chu để mỗi sản phụ đều nhận được sự chăm sóc chu đáo sau sinh.
Trên đây là quá trình mang thai, sinh nở của mẹ Đỗ Thị Thu Hiên. Nếu chị em mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, có kế hoạch quản lý thai kỳ phù hợp, hãy tham khảo, lựa chọn dịch vụ Thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI để nhận được đầy đủ lợi ích với chi phí không thể hợp lý hơn.