Thai ngoài tử cung niêm mạc dày bao nhiêu, có dày giống như khi có thai bình thường không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Bởi thai ngoài tử cung có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: sảy thai, thai chết lưu, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Menu xem nhanh:
1. Thai ngoài tử cung có dấu hiệu như thế nào?
Thai ngoài tử cung là khái niệm dùng để chỉ những trường hợp mà thai không nằm ở trong tử cung mà nằm ở nơi khác, ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi thai vỡ sẽ gây ra hiện tượng chảy máu ồ ạt vào ổ bụng và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của thai phụ.
Nguyên nhân thường gặp nhất của thai ngoài tử cung là do trứng đã được thụ tinh bị mắc kẹt trên đường di chuyển tới tử cung, thường thì là do ống dẫn trứng bị tổn thương do viêm nhiễm. Bên cạnh đó, sự mất cân bằng nội tiết hoặc sự phát triển bất thường của trứng cũng khiến cho việc di chuyển về tử cung bị ảnh hưởng.
Trong thời gian đầu, thai phụ có thai ngoài tử cung sẽ xuất hiện các biểu hiện giống như thai kỳ bình thường như: trễ kinh, ngực căng tức, buồn nôn hoặc đau bụng…
Tuy nhiên, tình trạng thai nằm ngoài tử cung cũng không thể tiếp tục phát triển như thai kỳ bình thường. Thai phụ vẫn có kết quả dương tính nếu thử thai nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có các biểu hiện bất thường như sau:
– Âm đạo chảy máu bất thường: Thai phụ có thể ra máu trước ngày hành kinh và kéo dài trong nhiều ngày liên tục. Máu thường ra ít, màu nâu, đen. Trong trường hợp máu rò rỉ từ ống dẫn trứng, thai phụ cũng có thể cảm thấy đau vai và muốn đi vệ sinh. Các triệu chứng cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí máu tụ và dây thần kinh nào bị kích thích.
– Cảm giác đau vùng xương chậu: Thai ngoài tử cung sẽ khiến cho thai phụ bị đau vùng bụng dưới, đau bụng một bên, các cơn đau thường âm ỉ, thi thoảng có đau nhói từng cơn.
– Nếu khối thai vẫn tiếp tục phát triển sẽ gây nguy cơ chảy máu ồ ạt bên trong ổ bụng của thai phụ. Bên cạnh đó, thai phụ cũng sẽ xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, đột ngột, kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như: sốc, choáng, ngất xỉu. Đây là tình trạng nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, thai phụ cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
2. Thai ngoài tử cung niêm mạc dày bao nhiêu cm?
Niêm mạc tử cung là lớp lót ở mặt bên trong tử cung, dưới tác động của nội tiết tố nữ, niêm mạc tử cung sẽ thay đổi dày mỏng theo chu kỳ kinh nguyệt, tuổi tác và khi mang thai. Niêm mạc tử cung sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai và mang thai.
Thai ngoài tử cung thì niêm mạc dày bao nhiêu là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Các bác sĩ sản khoa cho biết, ngay cả khi mang thai ngoài tử cung, dù phôi thai không về tử cung làm tổ nhưng sự gia tăng của hormone nội tiết cũng sẽ làm tác động và làm cho lớp niêm mạc dày hơn để nhằm thay đổi cấu trúc sao cho phù hợp với sự phát triển của phôi thai.
Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, dưới tác động của hormone niêm mạc tử cung sẽ tăng sinh, đến giữa khoảng chu kỳ kinh niêm mạc tử cung sẽ dày lên khoảng từ 8 đến 12mm, giai đoạn này sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng. Nếu hiện tượng thụ thai xảy ra ở khoảng thời gian rụng trứng khiến cho cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn hormone nữ và làm cho niêm mạc tăng sinh mạnh mẽ.
3. Những phương pháp điều trị thai ngoài tử cung phổ biến hiện nay?
Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm và khiến cho thai nhi không thể phát triển một cách bình thường. Do đó, ngoài việc loại bỏ phôi thai càng sớm càng tốt là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng sinh sản về sau cho nữ giới.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiệu quả, tùy thuộc vào vị trí phát triển của thai nhi, tình trạng bệnh… mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp.
Phương pháp điều trị bao gồm: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa, theo dõi sự phát triển của thai nhi.
3.1 Điều trị thai ngoài tử cung bằng nội khoa
Bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ dùng thuốc với mục đích là ngăn cản sự phát triển của thai nhi, bảo tồn vòi trứng cho người bệnh. Tuy nhiên, giải pháp này không phải trường hợp nào cũng được chỉ định. Sau khi điều trị xong, thai phụ sẽ được theo dõi sát sao cho đến khi nồng độ B- hCG trở về âm tính. Nếu sau khi điều trị nội khoa mà B- hCG không trở về âm tính tức là điều trị nội khoa đã thất bại, lúc này thai phụ sẽ được chuyển sang điều trị ngoại khoa để xử lý khối thai ngoài tử cung, tránh để lâu, gây nguy hại đến sức khỏe của thai phụ.
3.2 Điều trị thai ngoài tử cung bằng ngoại khoa
– Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định mổ mở hay mổ nội soi.
– Phẫu thuật sẽ nhằm loại bỏ khối chửa, cắt bỏ vòi trứng, khâu cầm máu.
– Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được theo dõi, tái khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng các bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc thai ngoài tử cung thì niêm mạc dày bao nhiêu, có giống như khi có thai bình thường không. Thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời không chỉ gây hại đến sức khỏe, khả năng sinh sản ở nữ giới mà còn nguy hiểm cho tính mạng của thai phụ. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời.