Hiện tượng phù xơ gan thường xuất hiện khi bệnh lý xơ gan ở giai đoạn muộn (giai đoạn F3 và F4). Ban đầu người bệnh bị phù nề ở 2 chi dưới, sau đó lan ra toàn thân khi chức năng của gan suy giảm. Cùng tìm hiểu về triệu chứng phù do xơ gan qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quát về phù xơ gan
Xơ gan là tình trạng tế bào, mô gan bị xơ khóa, không tiết ra các loại hormone điều hòa cơ thể. Bệnh xơ gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, từ đó gây ra nhiều triệu chứng và các biến chứng nguy hiểm, trong đó có phù do xơ gan.
Phù xơ gan là triệu chứng xuất hiện khi dịch trong lòng mạch bị thoát ra ngoài, sau đó tích tụ ở mô xung quanh gây phù nề, làm kích thước ở những vị trí này tăng lên đột biến. Vị trí dễ xảy ra tình trạng phù nhất là mu bàn chân, mặt trước bàn chân, mắt cá chân hoặc 2 chi trên, thậm chí toàn thân.
2. Cơ chế phù do xơ gan
Có nhiều cơ chế khác nhau gây nên tình trạng này, bao gồm:
2.1. Cơ chế chính gây phù xơ gan
Phù xơ gan xảy ra theo 2 cơ chế chính sau đây:
– Tăng áp lực ở tĩnh mạch cửa
Tăng áp tĩnh mạch cửa xuất hiện là to các tế bào gan bị xơ hóa, hình thành sẹo và khiến chức năng bình thường của gan bị mất suy giảm hoặc đi. Lúc này, áp lực từ tĩnh mạch của lách, tĩnh mạch của ruột non cũng tăng dần. Hậu quả, người bệnh xuất hiện tình trạng phù trong ổ bụng (cổ trướng), tĩnh mạch nổi rõ dưới da và 2 chi dưới bị phù nề.
– Do keo huyết tương bị giảm áp lực
Gan là cơ quan quan trọng, có chức năng tổng hợp lên nhiều loại protein cho cơ thể, trong đó albumin là protein có khả năng hình thành áp lực keo, giúp giữ nước trong lòng mạch. Xơ gan làm giảm tổng hợp albumin, từ đó dẫn tới áp lực keo bị giảm và nước trong lòng mạch thoát ra ngoài gây nên tình trạng phù.
2.2. Cơ chế phụ gây phù xơ gan
Bên cạnh 2 cơ chế chính vừa nêu trên còn có những cơ chế phụ sau:
Bệnh xơ gan gây ra tình trạng giãn mạch tạng và giãn mạch máu ngoại biên, giảm máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể trong đó có thận. Qua đó làm kích hoạt hệ thống RAA (Renin-Angiotensin-Aldosteron), làm tăng tái hấp thu nước và muối ở thận, dẫn đến tăng thể tích dịch trong lòng mạch và gây phù nhiều hơn.
Gan còn là nơi đào thải, giáng hóa hormone aldosteron. Việc dư thừa hormone aldosteron do xơ gan vô tình làm quá trình tái hấp thu muối và nước tăng lên, gây ứ dịch trong cơ thể khiến tình trạng phù do xơ gan ngày càng nghiêm trọng.
Phù do xơ gan xảy ra theo nhiều cơ chế khác nhau và có thể tác dụng đồng thời hoặc đơn lẻ. Trường hợp người bệnh xơ gan giai đoạn muộn, tác động của các cơ chế gây phù này càng mạnh mẽ.
3. Triệu chứng điển hình ở người bệnh
Ở giai đoạn muộn, triệu chứng này lại càng được thể hiện rõ nét. Một số biểu hiện giúp người bệnh nhận biết phù do xơ gan là:
– Phù do bệnh xơ gan là phù mềm nên khi ấn vào sẽ để lại vết lõm sâu và sau khoảng 1 – 2 phút vị trí lõm mới trở về trạng thái ban đầu.
– Người bệnh không có cảm giác đau khi ấn, vết ấn có màu trắng.
– Phù do xơ gan thường bắt đầu ở hai chân, cụ thể là mặt trước cẳng chân và mắt cá chân.
– Người bệnh ở giai đoạn cuối có thể xuất hiện tình trạng phù toàn thân, nhất là phần ổ bụng phình to (cổ trướng).
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp thêm triệu chứng đi kèm như bị vàng da, xuất huyết đường tiêu hóa, vàng mắt….
4. Xơ gan giai đoạn nào sẽ xuất hiện phù?
Các chuyên gia y tế đã chia xơ gan thành 4 giai đoạn F1, F2, F3, F4 tương ứng với 4 giai đoạn từ nặng đến nhẹ. Giai đoạn F1, F2 là mức độ nhẹ, F3 là giai đoạn trung bình và giai đoạn F4 là bệnh đã chuyển nặng.
Ở mỗi giai đoạn, bệnh lý xơ gan sẽ tác động tới sức khỏe theo các cách khác nhau. Nếu giai đoạn càng muộn, triệu chứng nặng sẽ xuất hiện càng nhiều.
Tình trạng phù nề thường có ở những người bệnh xơ gan giai đoạn F3, F4 và bắt đầu ở khu vực mắt cá chân. Giai đoạn càng muộn, tình trạng này ở bệnh nhân càng nghiêm trọng và có thể xảy ra ở toàn thân. Do đó, ở giai đoạn cuối người bệnh thường có hiện tượng cổ trướng ở vùng bụng.
Việc điều trị xơ gan phải được tiến hành các sớm càng tốt. Bởi nếu bước sang giai đoạn F3, F4, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ xấu về sức khỏe và tính mạng.
5. Phương pháp điều trị phù xơ gan
Phù xơ gan là triệu chứng nặng của bệnh lý xơ gan và cần được điều trị kịp thời. Mục đích của việc điều trị là làm chậm quá trình phát triển của bệnh và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bệnh nhân xơ gan đã xuất hiện hiện tượng phù nề cần tuyệt đối phải tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra. Người bệnh không được tự ý ngưng thuốc hoặc sử dụng những loại thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc lan truyền trên mạng xã hội.
Bệnh nhân cũng nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh xơ gan. Ngoài ra, một số lưu ý người bệnh cần ghi nhớ là:
– Hoạt động thể chất, thể thao nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn cơ thể.
– Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn hay các món ăn được tẩm ướp quá nhiều gia vị.
– Không uống nước quá nhiều. Người bệnh cần cân bằng lượng nước uống và lượng nước mất dựa vào lượng nước tiểu và sự mất nước qua mồ hôi.
– Không đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu một chỗ.
– Tuyệt đối không sử dụng rượu, chất có cồn, nếu không những nỗ lực trong việc điều trị xơ gan sẽ thành vô nghĩa.
– Hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm corticoid, một số loại thuốc NSAID… vì những loại thuốc này khiến tình trạng phù nề thêm nghiêm trọng.