Tật khúc xạ mắt: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Khúc xạ là tình trạng rối loạn mắt, khiến mắt không thể tập trung rõ các hình ảnh mà mắt thu về. Tật khúc xạ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và còn cảnh báo sức khỏe đôi mắt đang bị đe dọa. Hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết tật khúc xạ mắt và cách điều trị ngay sau đây.

1. Thế nào là mắt bị tật khúc xạ?

Mắt là cơ quan quan trọng của cơ thể, giúp con người có thể nhận biết hình dạng, màu sắc, kích thước… của các vật xung quanh. Mắt khỏe mạnh có khúc xạ bình thường thì ánh sáng đi qua nhãn cầu sẽ hội tụ trên võng mạc và truyền hình ảnh sắc nét về võ não. Trong quá trình điều tiết, thủy tinh thể cần thay đổi hình dạng để hình ảnh hội tụ đúng tại võng mạc của mỗi người. Khả năng điều tiết của người trẻ tuổi linh hoạt và tốt hơn so với người lớn tuổi.

Khúc xạ là tình trạng khi mọi người nhìn một vật nào đó mà mắt không thể hoặc khó hội tụ hình ảnh lên võng mạc, khiến mọi người nhìn đồ vật một cách mờ, không rõ nét. Mắt bị tật khúc xạ thường không nhìn rõ đồ vật, thường xuyên mỏi mắt và phải nheo mắt liên tục để nhìn những món đồ ở phía trước mặt. Tình trạng này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nhãn khoa và gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt của người bệnh.

Khúc xạ là tình trạng khi mọi người nhìn một vật nào đó mà mắt không thể hoặc khó hội tụ hình ảnh lên võng mạc

Khúc xạ là tình trạng khi mọi người nhìn một vật nào đó mà mắt không thể hoặc khó hội tụ hình ảnh lên võng mạc

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mắt bị tật khúc xạ là:

– Do bẩm sinh, di truyền nhiều trẻ từ lúc sinh ra đã mắc tật khúc xạ bởi chịu ảnh hưởng của sự bất thường ở cấu trúc mắt như trục nhãn cầu dài, mắt to…

– Tổn thương mắt do chấn thương, sang chấn hoặc do thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tia UV của ánh mặt trời.

– Thói quen sinh hoạt kém khoa học khiến mắt phải làm việc quá sức, suy giảm thị lực.

– Môi trường xung quanh có cường độ ánh sáng không đảm bảo, thường xuyên nhìn độ vật ở vị trí quá gần.

– Tiếp xúc trực tiếp với quá nhiều nguồn ánh sáng nhân tạo qua các thiết bị điện tử, công nghệ…

– Tuổi tác càng lớn càng khiến mắt dễ bị lão hóa và khó hồi phục.

2. Dấu hiệu nhận biết các tật khúc xạ mắt

2.1. Tật khúc xạ cận thị

Cận thị là tình trạng điểm hội tụ của tia sáng nằm ở trước võng mạc khiến mọi người chỉ có thể nhìn rõ vật ở gần, khó nhìn vật ở xa.

Dấu hiệu nhận biết cận thị thường gặp là nheo mắt, chớp mắt để có thể nhìn đồ vật một cách dễ dàng hơn. Đau nhức mắt, mỏi mắt, đau đầu… là tình trạng thường thấy ở những người có độ cận thị cao.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng cận thị là do lực khúc xạ lớn hơn bình thường, mắt phải nhìn gần thường xuyên khiến cho thủy tinh thể phồng lên, làm tăng độ cong của giác mạc và gây thay đổi độ khúc xạ của mắt. Di truyền, sinh hoạt với chế độ kém khoa học… cũng là những tác nhân khiến mắt suy yếu, khó nhìn được đồ vật ở xa.

Cận thị là tình trạng điểm hội tụ của tia sáng nằm ở trước võng mạc khiến mọi người chỉ có thể nhìn rõ vật ở gần

Cận thị là tình trạng điểm hội tụ của tia sáng nằm ở trước võng mạc khiến mọi người chỉ có thể nhìn rõ vật ở gần

2.2 Tật khúc xạ viễn thị

Ánh sáng đi vào mắt hội tụ ở phía sau võng mạc khiến mọi người chỉ có thể nhìn rõ vật ở xa, khó nhìn vật ở gần thì được gọi là viễn thị. Khi bị viễn thị, mọi người thường gặp phải tình trạng mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt khi phải nhìn gần.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viễn thị chính là do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Những em bé mới sinh đều mắc viễn thị do trục nhãn cầu vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nhưng trong quá trình phát triển, trẻ sẽ tự điều chỉnh được tình trạng này và không còn bị viễn thị nữa. Viễn thị là do sự bất thường ở cấu trúc mắt nên không có biện pháp phòng tránh nhưng có thể dùng kính hoặc phẫu thuật để cải thiện tình trạng này.

Ánh sáng đi vào mắt hội tụ ở phía sau võng mạc khiến mọi người chỉ nhìn được vật ở xa thì được gọi là viễn thị

Ánh sáng đi vào mắt hội tụ ở phía sau võng mạc khiến mọi người chỉ nhìn được vật ở xa thì được gọi là viễn thị

2.3 Tật khúc xạ loạn thị

Mắt bị loạn thị khi các tia sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc thay vì một điểm như mắt khỏe mạnh bình thường. Điều này làm cho mọi người nhìn hình ảnh luôn có cảm giác mờ, hoa mắt, không rõ nét hình ảnh.

Người bị loạn thị thường xuất hiện các triệu chứng như hình ảnh mờ nhòe, xuất hiện nhiều hình, bóng mờ, khó nhìn ở trong điều kiện ánh sáng tối… Nguyên nhân phổ biến gây bệnh là do giác mạc có hình dạng không đều làm giảm khả năng hội tụ ánh sáng trên trục giác mạc. Người có người thân, bố mẹ bị loạn thị thì có khả năng cao cũng bị loạn thị.

Cũng như cận, viễn thị, loạn thị có thể điều trị bằng các phương pháp như đeo kính, phẫu thuật…

Mắt bị loạn thị khi các tia sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc

Mắt bị loạn thị khi các tia sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc

2.4 Tật khúc xạ lão thị

Lão thị là tình trạng mắt có thể nhìn thấy vật ở xa nhưng khó nhìn vật ở gần. Tình trạng này gần giống với viễn thị nhưng nguyên nhân gây bệnh là do sự lão hóa tuổi tác khiến sức khỏe nhãn khoa giảm sút, thủy tinh thể không thể điều tiết linh hoạt và gây loạn thị.

Lão thị thường xuất hiện ở những người có tuổi tác đã cao hoặc do chăm sóc đôi mắt kém khoa học khiến tình trạng lão hóa diễn ra nhanh hơn bình thường. Những người trước đây đã từng mắc các tật khúc xạ mắt khắc thì cũng có nguy cơ mắc lão thị cao hơn.

Lão thị là tình trạng mắt có thể nhìn thấy vật ở xa nhưng khó nhìn vật ở gần

Lão thị là tình trạng mắt có thể nhìn thấy vật ở xa nhưng khó nhìn vật ở gần

3. Nguyên tắc điều trị tật khúc xạ mắt

Tật khúc xạ mắt của mọi người có thể khắc phục bằng việc đeo kính mắt, kính áp tròng hay phẫu thuật.

– Đeo kính mắt là cách đơn giản và có chi phí cân đối nhất, giúp khắc phục tình trạng khúc xạ ở mắt. Bất kỳ ai cũng có thể đeo kính để giảm tình trạng loạn thị, viễn thị…  Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là có thể gây vướng víu và ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt đối với nhiều người.

– Đeo kính áp tròng giúp tầm nhìn của mọi người trở nên dễ dàng, không gây vướng víu và chi phí vừa phải nhưng có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu quá trình đeo kính không vệ sinh tay sạch sẽ.

– Phẫu thuật khúc xạ có tác dụng thay đổi hình dạng của giác mạc vĩnh viễn. Sự thay đổi hình dạng giác mạc giúp mắt phục hồi khả năng tập trung tia sáng vào võng mạc và cải thiện tầm nhìn cho mọi người. Tuy nhiên, phương pháp này có chí phí cao và chỉ thực hiện được khi có sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

Khắc phục tật khúc xạ mắt bằng việc đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật

Khắc phục tật khúc xạ mắt bằng việc đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật

Mắt bị khúc xạ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thị lực cũng như quá trình sinh hoạt của mọi người nên cần được khắc phục sớm. Để biết bản thân có bị tật khúc xạ mắt hay không, bạn nên tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám bằng máy móc hiện đại và tư vấn bởi các bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital