Polyp túi mật 10mm loại không có cuống nguy hiểm hơn loại có cuống vì có thể phát triển thành ác tính. Khi xác định được kích thước polyp người bệnh cần sự tư vấn của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Menu xem nhanh:
1. Polyp túi mật 10mm là gì?
Polyp túi mật 10mm là hình thái tổn thương dạng u thật hoặc giả u hình thành và phát triển trên niêm mạc thành túi mật. Chúng có thể phát triển đơn độc hoặc thành chùm. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng chiếm phần lớn ở những người trưởng thành.
Nguyên nhân gây polyp chưa được xác định cụ thể nhưng có liên quan đến độ tuổi, do sỏi mật và chế độ ăn uống.
Các trường hợp polyp túi mật phần lớn là lành tính tuy nhiên không loại trừ những trường hợp cấp tính gây nguy hiểm. Polyp túi mật 10mm trở lên dù không đau nhưng cũng nên sắp xếp để phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh biến chứng
Đa số các trường hợp có polyp túi mật là lành tính. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp có biến chứng cấp tính như viêm túi mật, ứ trệ dịch mật. Kích thước của các polyp phát triển rất nhanh. Khi có polyp túi mật 10mm trở lên thì người bệnh cần nhanh chóng tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để tìm cách ngăn chặn các biến chứng xảy ra.
2. Mức độ nguy hiểm của Polyp túi mật 10mm
Polyp túi mật 10mm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm như:
2.1 Chèn ép túi mật
Khi có polyp túi mật 10mm là kích thước khá lớn. Chúng có thể chèn ép lên túi mật gây tắc ống dẫn mật, làm ứ trệ dịch mật. Lâu dần sẽ gây viêm túi mật cấp và mãn tính. Nguy hiểm hơn có thể gây ra nhiễm trùng dịch mật, viêm phúc mạc mật, hoại tử mật.
2.2 Rối loạn tiêu hóa do polyp túi mật 10mm gây ra
Nhiệm vụ của dịch mật là tạo môi trường kiềm ở ruột nhằm kích thích nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn lên phần trên của ruột non. Khi mật bị tắc, dịch mật không thể chuyển xuống ruột làm cho chất béo không được tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa. Chất béo cùng các vitamin (Nhóm A, D, E, K) tan trong dầu không thể hấp thu.
2.3 Viêm loét dạ dày
Dịch mật bài tiết không ổn định khiến hoạt động của cơ vòng bị ảnh hưởng dẫn đến co thắt. Điều này làm cho lượng thức ăn và dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản gây ra trào ngược dạ dày. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
2.4 Gây ra nhiều bệnh về gan
Gan tổng hợp và biết tiết dịch mật ra túi mật. Khi bộ phận này có vấn đề thì các độc tố sẽ bị tích tụ trong gan mà không được đào thải ra ngoài. Các bệnh như: Vàng da, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,…cũng từ đó mà ra.
2.5 Ung thư túi mật
Như đã nói ở trên thì có tới 95% trường hợp polyp túi mật là lành tính. Nhưng cũng không loại trừ khả năng diễn biến của bệnh có thể dẫn tới ung thu với các trường hợp polyp lớn và phát triển nhanh.
Để ngăn chặn sớm nguy cơ polyp phát triển ác tính thì người bệnh cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh và sắp xếp cắt túi mật càng sớm càng tốt.
3. Chẩn đoán polyp túi mật
Để xác định polyp túi mật cần thực hiện một số phương pháp kỹ thuật. Mỗi phương pháp sẽ có những đặc tính riêng nổi trội.
Siêu âm
Phương pháp này cho kết quả chẩn đoán chính xác lên tới 90%. Siêu âm giúp xác định được vị trí, kích thước và hình dạng của túi mật và sự phát triển của chúng để có cách điều trị kịp thời.
Chụp CT bụng
CT có bơm thuốc cản quang giúp đưa ra kết quả chính xác gần tuyệt đối với các trường hợp có polyp ác tính.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Các bác sĩ sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ khi tổn thương polyp nghi ngờ ác tính. Kết quả trên phim MRI polyp là khối tăng tín hiệu ở thì T2.
4. Cần phẫu thuật polyp túi mật khi nào?
Việc nên phẫu thuật cắt polyp hay không phụ thuộc hoàn toàn vào kích thước polyp. Nếu polyp túi mật 10mm hoặc lớn hơn sẽ được chỉ định phẫu thuật loại bỏ để ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Cắt túi mật nội soi
Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là cách thường dùng nhất hiện nay. Đây là cách không cần cắt cơ, xâm lấn tối thiểu. Người bệnh ít đau và chảy máu sau mổ. Thời gian phục hồi cũng nhanh, vết sẹo nhỏ không gây mất thẩm mỹ và các biến chứng khác.
Cắt túi mật mổ mở
Bác sĩ sẽ rạch vết lớn khoảng 15cm ở phần bụng phải dưới xương sườn. Tiến hành phân tách cơ, mô, gan và túi mật. Sau đó cắt túi mật rồi khâu vết mổ lại.
Đây là phương pháp có tính chất xâm lấn nhiều vì vậy thời gian hồi phục khá lâu. Thường mất khoảng gần 10 ngày. Vết sẹo lớn và có tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Mất khoảng hơn 1 tháng thì sức khỏe của người bệnh mới trở lại bình thường.
5. Những chú ý khi bị polyp túi mật
Trường hợp bệnh nhân cần phẫu thuật cắt polyp túi mật 10mm hoặc không cần cắt thì cũng đều cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó việc thăm khám định kỳ cũng rất quan trọng.
5.1 Thực phẩm nên ăn để tránh bị polyp túi mật 10mm
– Nên ăn nhiều hoa quả vì chúng chứa nhiều vitamin, chất khoáng giúp tăng cường sức khỏe nói chung và tốt cho gan mật nói riêng. Góp phần hạn chế nguy cơ hình thành của các polyp.
– Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ giúp hạn chế hấp thu chất béo ở ruột. Đồng thời ngăn ngừa đầy bụng, khó tiêu.
– Bổ sung các chất béo tốt có nguồn gốc từ thực vật như: Dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân,…
5.2 Thực phẩm nên tránh
– Các chất béo từ mỡ động vật nên hạn chế ăn. Các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ cũng cần tránh.
– Nhóm các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: Lòng đỏ trứng, phô mai, nội tạng động vật cũng nên ăn ít.
– Hạn chế tối đa thực phẩm làm từ tinh bột chế, chứa nhiều đường hóa học.
5.3 Siêu âm định kỳ
Trường hợp đã phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần theo dõi, thăm khám cho tới khi vết thương hoàn toàn bình phục.
Các trường hợp chưa cần phẫu thuật càng cần được tái khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của polyp.
– Tái khám 6 – 9 tháng/ lần đối với các polyp có kích thước nhỏ hơn 6mm
– Tái khám 3 tháng/ lần đối với polyp có kích thước từ 6-9mm.
Khi thấy các dấu hiệu bất thường như đau hạ sườn phải nhiều lần, nôn sốt thì cần liên lạc ngay với bác sĩ để hỗ trợ và tái khám.
Polyp túi mật 10mm nếu được phát hiện và giải quyết sớm sẽ không đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy khi thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào bạn cần thăm khám ngay để phát hiện ra bệnh.