Táo bón khi mang thai và cách đối phó

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phí Thị Quang

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Táo bón khi mang thai là hiện tượng chung mà nhiều phụ nữ gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn có thể tác động xấu tới sức khỏe nếu kéo dài không khỏi.

Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai thường bị táo bón do thai nhi chèn ép vào cơ quan tiêu hóa và ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Trong quá trình mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố gây ảnh hưởng nhiều đến đường ruột và hệ tiêu hóa. Lượng hormone phụ nữ tiết ra trong thời kỳ này giúp nới lỏng các cơ trong cơ thể người mẹ và giúp thai nhi phát triển, đẩy áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến việc đào thải chất thừa ra ngoài gặp khó khăn.

Táo bón khi mang thai và cách đối phó

Táo bón khi mang thai và cách đối phó

Thêm vào đó, do hiện tượng ốm nghén, phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường có chế độ ăn không khoa học khiến tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.

Biện pháp giúp ngừa táo bón khi mang thai

Bổ sung chất xơ

Phụ nữ khi mang thai nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Chất xơ giúp thúc đẩy tiêu hoá, giảm triệu chứng khó tiêu, táo bón. Chú ý ăn chậm, nhai kĩ khi ăn và chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Uống nhiều nước

Nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để giúp nhuận tràng, đẩy lùi táo bón và duy trì hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Có thể uống nước ấm hoặc trà thảo mộc ấm để thêm mùi vị và phòng tránh táo bón hiệu quả.

Giảm liều lượng canxi và sắt

Phụ nữ mang thai thường được khuyên bổ sung canxi và sắt để tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên cần dùng theo chỉ định của bác sĩ và không nên lạm dụng bởi lượng khoáng chất dư thừa không được cơ thể hấp thụ sẽ là gánh nặng cho đường ruột, làm tăng nguy cơ táo bón. Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt, nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống với nhiều nước.

Massage bụng nhẹ nhàng

Ngay từ đầu thai kì, phụ nữ nên dành vài phút mỗi ngày để massage nhẹ nhàng khu vực bụng với các loại dầu massage dành cho thai phụ để giúp giảm các vết rạn và lưu thông máu, giúp việc tiêu hoá dễ dàng hơn.

Tập thể dục đều đặn

Nên thực hiện các bài tập thích hợp như yoga, đi bộ chậm, bơi… để giúp việc sinh nở thuận lợi hơn, chống lại các triệu chứng bất ổn trong thai kì trong đó có táo bón và dễ giảm cân sau khi sinh.

Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về bệnh táo bón khi mang thai và cách đối phó hoặc các thông tin khác, bạn vui lòng liên hệ theo số điện thoại  0936 388 288

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital