Tăng huyết áp là gì và do nguyên nhân nào gây ra?

Tham vấn bác sĩ

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Nếu không được khám và theo dõi hiệu quả, căn bệnh này có thể là tiền đề dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Không những thế, tăng huyết áp còn được ví là “kẻ giết người thầm lặng” bởi triệu chứng bệnh rất khó nhận biết, thường chỉ thoáng qua. 

1. Tăng huyết áp là gì?

tang-huyet-ap-la-gi-1

Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn mức bình thường.

Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn mức bình thường. Bạn có thể mắc cao huyết áp trong nhiều năm mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù không có triệu chứng, nhưng về lâu dài người bệnh có thể mắc các biến chứng tăng nguy hiểm như đau tim và đột quỵ.

Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau), chẳng hạn 120/80 mmHg. Tình trạng huyết áp được gọi là cao huyết áp khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường (lưu ý: những chỉ số dưới đây áp dụng đối với những người không dùng thuốc huyết áp và chưa có tiền sử bệnh.)

– Huyết áp bình thường hầu như thấp hơn 120/80mmHg;

– Cao huyết áp là khi huyết áp đạt mức 140/90mmHg hoặc cao hơn trong một thời gian dài;

– Nếu chỉ số huyết áp là 120/80mmHg hoặc cao hơn, nhưng dưới 140/90mmHg thì đó là tiền cao huyết áp.

2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp

tang-huyet-ap-la-gi-2

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tăng huyết áp

Có hai loại tăng huyết áp với các nguyên nhân khác nhau:

– Tăng huyết áp vô căn: không có nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp này, cao huyết áp thường là do di truyền, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

– Tăng huyết áp thứ cấp: Đây là hệ quả của một số bệnh, chẳng hạn như: bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng phụ của sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chữa trầm cảm hoặc tiêu thụ rượu quá mức nhất định.

3. Tăng huyết áp có những triệu chứng nào?

Ở nhiều trường hợp, tăng huyết áp xảy ra mà không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng mờ nhạt, khó nhận biết. Các dấu hiệu thường không rõ ràng cho đến khi bệnh diễn tiến đến giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh mới có thể nhận thấy một số triệu chứng điển hình của bệnh tăng huyết áp như:

– Đau đầu, mất ngủ.

– Ù tai, mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, mắt nhìn mờ

– Đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh. thở nông

– Chảy máu cam

– Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa

– Đi tiểu có máu

tang-huyet-ap-la-gi-3

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi bị cao huyết áp

4. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng vô cùng nguy hiểm trên các cơ quan như: tim, não, mắt, động mạch ngoại biên.

– Biến chứng tức thời: Có thể nguy hiểm đến tính mạng, gồm những biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp.

– Biến chứng lâu dài: Xảy ra nếu sau một thời gian dài người bệnh bị tăng huyết áp mà không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Biến chứng lúc này bao gồm:

+ Bệnh lý về não, hệ thần kinh: Rối loạn tiền đình

+ Bệnh lý về mắt

+ Bệnh lý về tim như: tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, đau cách hồi

+ Bệnh lý về thận: suy thận mạn

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital