Menu xem nhanh:
Những nguy hiểm của sỏi niệu quản và sỏi bàng quang
Sỏi niệu quản và sỏi bàng quang là những loại sỏi phổ biến thuộc đường tiết niệu. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu không ngừng gia tăng, các loại sỏi trong hệ tiết niệu trong đó có sỏi niệu quản và sỏi bàng quang nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe:
– Sỏi ở niệu quản sẽ cản trở lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng gây thận ứ nước, làm giảm – mất chức năng thận bên có sỏi, cũng như biến chứng viêm bể thận, sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng người bệnh.
– Sỏi bàng quang có thể gây viêm nhiễm bàng quang, viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng, suy thận, một số trường hợp sỏi to có thể gây bí tiểu hoàn toàn… gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
Tán sỏi nội soi ngược dòng “đánh bay” sỏi niệu quản, sỏi bàng quang như thế nào?
Trước kia việc điều trị sỏi là một quá trình lâu dài, bệnh nhân thường phải mổ mở, thời gian phục hồi lâu mà việc mổ mở còn có thể gây ra nhiều nguy hiểm hay những biến chứng trong quá trình mổ. Hiện nay, với những đột phá trong công nghệ tán sỏi, bệnh nhân sỏi bàng quang, sỏi niệu quản chỉ cần điều trị ít xâm lấn bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng mà tỷ lệ sạch sỏi cao, không đau không vết mổ, thời gian phục hồi nhanh.
– Trước tiên, bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây mê, người bệnh nằm ở tư thế phụ khoa. Sau đó các bác sĩ đưa ống nội soi niệu quản qua đường niệu đạo vào bàng quang hoặc niệu quản nơi có sỏi, các hình ảnh được thể hiện trên màn hình sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí viên sỏi cư trú để đưa ống soi tiếp cận và “bắn phá” viên sỏi.
– Tùy thuộc vào kích thước và độ rắn của viên sỏi mà bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng laser mạnh hay vừa. Sau khi sỏi đã được tán vỡ thành những mảnh vụn nhỏ, các mảnh vụn sỏi này sẽ bài tiết theo đường nước tiểu ra ngoài. Nếu mảnh sỏi nào lớn bác sĩ sẽ dùng dụng cụ (rọ hoặc kìm gắp sỏi) để đưa sỏi ra ngoài.
Những lưu ý đối với phương pháp tán sỏi nội SOI ngược dòng bằng laser
Tán sỏi nội soi ngược dòng chỉ định cho sỏi gì?
Đối với những sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới, sỏi niệu quản trên vị trí sa lồi hay sỏi bàng quang >1cm và <1cm nhưng không thể ra ngoài theo đường tiểu… thường được bác sĩ chỉ định điều trị sỏi qua phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.
Những ai không thể tán sỏi nội soi ngược dòng
Do đây là phương pháp sử dụng ống nội soi mềm luồn theo đường tự nhiên (đường tiểu) để tiếp cận sỏi nên phương pháp này không áp dụng đối với:
– Bệnh nhân có hẹp niệu đạo (ở nam giới).
– Bệnh nhân hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi.
– Bệnh nhân có rối loạn đông máu.
– Các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu nặng, thận ứ nước độ III, IV.