Những điều cần biết về tán sỏi ngoài cơ thể

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

“Chào bác sĩ, mới đây đi khám bác sĩ chẩn đoán tôi bị sỏi tiết niệu, tôi lo lắng không biết nên điều trị sỏi bằng cách nào, tôi có tham khảo nhiều chỗ và được biết đến tán sỏi ngoài cơ thể, nhưng tôi băn khoăn không biết phương pháp này có hiệu quả không? Tán sỏi ngoài cơ thể cần biết những điều gì?”

Hoàng Anh (Hà Nội)

Chào bạn Hoàng Anh, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến hệ thống y tế của chúng tôi, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

Tán sỏi ngoài cơ thể là một trong những đột phá trong công nghệ trị sỏi. Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa, không mổ, giúp loại sạch sỏi nhẹ nhàng mà đem lại hiệu quả cao.

Tán sỏi ngoài cơ thể là việc sử dụng sóng xung kích phát ra từ máy tán sỏi, hội tụ và tập trung vào viên sỏi  để tán nhỏ sỏi, sóng xung kích với áp lực cao giúp phá vỡ viên sỏi thành những mảnh vụn nhỏ, sau đó các mảnh vụn sỏi sẽ được đào thải ra ngoài theo đường tiểu.

Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

Sóng xung kích từ máy tán sỏi ngoài cơ thể giúp phá vỡ viên sỏi thành những mảnh vụn nhỏ, sau đó các mảnh vụn sỏi sẽ được đào thải ra ngoài theo đường tiểu (ảnh minh họa)

Những đối tượng phù hợp với tán sỏi ngoài cơ thể

Trước kia điều trị sỏi tiết niệu là cả một quá trình kéo dài dai dẳng, bệnh nhân phải chấp nhận mổ mở với vết mổ dài, mà hiệu quả không cao, thậm chí có những biến chứng sau mổ như nhiễm trùng vết mổ… Nhưng hiện nay, bạn hoàn toàn có thể loại sạch sỏi mà không mổ, không đau, ra về ngay sau khi tán sỏi bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ khi có đủ những yếu tố sau:

Trường hợp được chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể

Sỏi thận có kích thước < 2cm.

Sỏi niệu quản 1/3 trên và < 1,5cm.

– Sỏi trên vị trí hẹp niệu quản, trên vị trí sa lồi niệu quản hoặc sỏi trên polyp.

Trường hợp bệnh nhân không thể tán sỏi ngoài cơ thể

– Bệnh nhân nam giới bị hẹp niệu đạo.

– Bệnh nhân bị hẹp niệu quản ở đoạn dài phía dưới sỏi.

– Bệnh nhân mắc rối loạn đông máu.

– Bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu nặng.

Đối với sỏi thận <2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và <1,5cm thì có thể loại sạch sỏi bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Đối với sỏi thận <2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và <1,5cm thì có thể loại sạch sỏi bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Những lưu ý khi tán sỏi ngoài cơ thể

Để phương pháp tán sỏi đạt hiệu quả tốt nhất người bệnh cần lưu ý những điều sau:

Giữ nhịp thở đều đặn

Trong quá trình tán sỏi, sỏi luôn di động theo nhịp thở do vậy bệnh nhân cần giữ được nhịp thở đều và nhẹ nhàng để tăng hiệu quả sóng xung kích bắn phá sỏi.

Uống nhiều nước sau khi tán sỏi

Sau khi tán sỏi, bệnh nhân cần phải uống nhiều nước (2 – 3 lít nước/ngày) để có thể đào thải hết những mảnh vụn của sỏi ra ngoài theo đường tiểu.

Những điều cần biết khi tán sỏi ngoài cơ thể

Uống 2-3 lít nước sau khi tán sỏi ngoài cơ thể để giúp đào thải hết những mảnh vụn sỏi ra ngoài theo đường tiểu (ảnh minh họa)

Tái khám theo chỉ định

Tái khám sau khi tán sỏi theo chỉ định của bác sĩ. Do với phương pháp này những viên sỏi nhỏ sẽ đi ra ngoài theo đường tự nhiên (đường tiểu) nên phải mất 5 – 7 ngày để sỏi có thể đào thải hết ra ngoài. Vì vậy, cần phải tái khám theo chỉ định của bác sĩ để đánh giá chính xác hiệu quả tán sỏi, và xử lý kịp thời nếu có những bất thường sau khi tán sỏi.

Có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Để điều trị sỏi hiệu quả và phòng ngừa sỏi tái phát thì cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh (hạn chế ăn nhiều muối, đạm động vật, thực phẩm chứa nhiều oxalate…), có chế độ sinh hoạt hợp lý (không làm việc quá sức, rèn luyện sức khỏe thường xuyên…) và đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Với trường hợp của bạn Hoàng Anh, do bạn không nêu cụ thể vị trí và kích thước sỏi của mình, nên để xác định đúng tình trạng và phương pháp điều trị sỏi phù hợp bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital