Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Là loại ung thư nguy hiểm với nam giới, u tiền liệt tuyến gây nên nhiều hệ quả nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của đấng mày râu. Để chủ động phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sớm, y học khuyến cáo nam giới nên tầm soát ung thư tiền liệt tuyến định kỳ 1-2 lần/năm. Tuy nhiên không phải đấng nam nhi nào cũng hiểu rõ về vấn đề này.

1. 03 lý do khiến tầm soát sớm ung thư tiền liệt tuyến được quan tâm

Trước khi tìm hiểu về tầm soát u tuyến tiền liệt, chúng ta cần nắm rõ vai trò của sàng lọc ung thư sớm đối với đời sống của một nửa thế giới.

1.1. U tiền liệt tuyến – Bệnh ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới

Theo thống kê của WHO năm 2018, ung thư tiền liệt tuyến gây ra 1.276.106 ca mắc mới và 358.242 ca tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, con số này là 3.959 ca mắc mới và 1.873 ca tử vong.

03 lý do khiến tầm soát ung thư tiền liệt tuyến cần được quan tâm

U tiền liệt tuyến là bệnh ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới

U tuyến tiền liệt là hung thần với nam giới tuổi 50 tới 65 tuổi. Bệnh ở giai đoạn đầu không có biểu hiện cụ thể nên khó phát hiện. Khi đã trở nặng thì ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, bệnh có khả năng di truyền cho người thân cùng huyết thống như anh, em ruột.
Với mức độ nguy hiểm đó, nam giới cần chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm để có thể xử lý kịp thời căn bệnh quái ác này. Đây chính là vai trò của tầm soát sớm ung thư tiền liệt tuyến.

1.2. Tầm soát sớm giúp tăng tỷ lệ chữa bệnh

U tuyến tiền liệt hình thành khi tế bào tuyến tiền liệt phát triển không bình thường hoặc phát triển mất kiểm soát. Nếu được phát hiện và điều trị sớm khi bệnh ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tỷ lệ thành công tới 80%. Đồng thời bệnh nhân được bớt đi cảm giác đau đớn. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn, bệnh đã di căn. Quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và có thể nguy hại tới tính mạng.
Thực tế, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân được tiên lượng và chữa trị sớm ung thư tiền liệt tuyến là trên 90%. Tuy nhiên khi khối u đã di căn, tỷ lệ này chỉ còn dưới 35%. Điều này thôi thúc cánh mày râu cần chủ động tầm soát sớm để đối mặt các vấn đề về sức khỏe bản thân.

Vai trò của tầm soát sớm ung thư tiền liệt tuyến

Giai đoạn phát triển của u tiền liệt tuyến

1.3. Sàng lọc điều trị sớm để tiết kiệm chi phí

Không còn nghi ngờ, việc điều trị bệnh ung thư tiền liệt tuyến nói riêng, các loại ung thư nói chung vô cùng tốn kém. Chữa trị ung thư ngoài đòi hỏi sự đánh đổi tiền bạc, công sức, còn là thời gian và cả mạng sống. Nếu như bệnh đã ở giai đoạn quá muộn, dễ dàng để lại di chứng về sau cho bệnh nhân và cả những người anh em cùng huyết thống.
Điều trị bệnh sớm giúp giảm tải đáng kể chi phí chữa chạy so với khi bệnh đã trở nặng và di căn. Vì vậy, tầm soát ung thư sớm chính là chìa khóa đầu tư lâu dài cho sức khỏe và gia tài bản thân.

2. Các phương pháp tầm soát ung thư tiền liệt tuyến phổ biến

Khi đăng ký thực hiện gói tầm soát u tuyến tiền liệt, đương đơn sẽ được chỉ định thực hiện hàng loạt các bước thăm khám từ tổng quát tới chi tiết. Đây đều đã được các chuyên gia nghiên cứu và tổng hợp theo quy trình. Kết thúc gói khám, bác sĩ sẽ dựa theo kết quả các danh mục khám để đưa ra chẩn đoán chính xác. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Tùy vào cơ sở y tế hay tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sàng lọc khác nhau. Cơ bản có 4 cách thức.

2.1. Khám lâm sàng vùng trực tràng

Đây được coi là thủ thuật thăm khám đơn giản nhưng hiệu quả. Bác sĩ đeo găng tay đã được bôi trơn, thăm khám vùng trực tràng. Mục đích bước này nhằm kiểm tra nhân rắn, những bất thường của tuyến tiền liệt. Tuy nhiên phương pháp này thường gây khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân.

Các phương pháp tầm soát ung thư tiền liệt tuyến phổ biến

Mô phỏng khám vùng trực tràng trực tiếp

2.2. Xét nghiệm PSA

Đây là xét nghiệm phổ biến hiện nay trong việc phát hiện các bất thường trong tuyến tiền liệt. PSA là loại kháng nguyên đặc hiệu tiết ra từ tế bào tuyến tiền liệt. Khi tuyến này có dấu hiệu ung thư, nồng độ PSA tăng cao từ 4.1 – 10 ng/ml kết hợp với các chỉ số chuyên biệt khác. Thông qua việc định lượng chất này, bác sĩ có cơ sở nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư. Vì vậy PSA được gọi là chất chỉ điểm ung thư tiền liệt tuyến.
Tùy theo độ tuổi mà mức độ PSA được đánh giá khác nhau. Để đảm bảo, nam giới sau 50 tuổi cần thực hiện tầm soát định kỳ 1 – 2 lần/năm.

2.3. Siêu âm đầu dò

Đầu dò được bôi trơn và đưa qua đường hậu môn của bệnh nhân. Khi vào tới tuyến tiền liệt, sóng siêu âm được phát ra và trả hình ảnh về màn hình máy tính. Qua đó, bác sĩ quan sát được bất thường hay khối u bên trong, dễ dàng chẩn đoán mức độ phát triển của bệnh.
Ngoài ra, một số cơ sở y tế có thể sử dụng siêu âm đầu dò vùng bụng. Tuy nhiên kết quả không chính xác bằng so với siêu âm tuyến tiền liệt.

Phương pháp chuyên sâu sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến

Siêu âm đầu dò tầm soát u tiền liệt tuyết có thể vùng bụng hoặc qua hậu môn

2.4. Sinh thiết

Đây là phương pháp cuối cùng để chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến. Nó giúp bác sĩ tiên lượng được sự tồn tại của tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, một số kỹ thuật được dùng chẩn đoán giai đoạn của u tuyến tiền liệt là: Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, xạ hình xương,…

3. Giải đáp thắc mắc xung quanh sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến

3.1. Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến có đắt không?

Không có một mức giá nhất định cho gói tầm soát sớm ung thư tiền liệt tuyến. Chi phí thăm khám sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Địa điểm cơ sở y tế
– Trang thiết bị máy móc
– Chất lượng dịch vụ
– Công nghệ thăm khám
Hiện nay tại Hà Nội, giá gói tầm soát u tuyến tiền liệt dao động từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng. Tuy nhiên bạn cần trao đổi kỹ với cơ sở y tế để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến có đắt không

Bác sĩ chẩn đoán kết quả tầm soát ung thư sớm

3.2. Lưu ý khi đi tầm soát ung thư tiền liệt tuyến

Để buổi tầm soát diễn ra thành công, nhanh chóng, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
– Không mặc quần áo có nhiều kim loại, không đeo trang sức khi đi tầm soát
– Với trường hợp cần tiêm thuốc cản quang, cần nhịn ăn trước 4 tiếng
– Đặt niềm tin vào bác sĩ và cơ sở thăm khám
– Nhịn ăn sáng trước buổi xét nghiệm
Cụ thể hơn, đương đơn nên tìm hiểu rõ với đội ngũ hỗ trợ tại bệnh viện để được tư vấn chi tiết.
Hy vọng qua bài viết này, cánh mày râu sẽ bỏ túi được kinh nghiệm và sự cần thiết của tầm soát sớm u tuyến tiền liệt với sức khỏe của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital