Tầm soát ung thư đường tiêu hóa trước Tết – nhanh tay kẻo trễ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Theo thống kê, có tới 35% ung thư bắt nguồn từ thói quen ăn uống thiếu khoa học hàng ngày. Trong các bệnh lý ung thư do ăn uống, ung thư đường tiêu hóa là phổ biến và nguy hiểm nhất. Chính vì thế, để có một cơ thể khỏe mạnh trong năm mới, chúng ta không nên bỏ qua việc tầm soát ung thư đường tiêu hóa.

Lợi ích của việc tầm soát ung thư đường tiêu hóa trước Tết

Một năm qua đi, cơ thể chúng ta phải chịu tác động của rất nhiều yếu tố trong đó có thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

  • Công việc bận rộn, áp lực thường xuyên, mệt mỏi kéo dài khiến bạn ăn không đúng giờ giấc, ăn không ngon miệng
  • Thói quen ăn những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp… tiện lợi, tiết kiệm thời gian nhưng lại tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, dễ bị tổn thương.
  • Sở thích ăn vặt, thích tụ tập hàng quán vỉa hè, ăn đêm… khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng
  • Thói quen ăn thực phẩm tươi sống, thực phẩm không được chế biến chín kỹ, thực phẩm “bẩn”, chứa nấm mốc… dễ mắc vi khuẩn, độc tố gây bệnh.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa

Thói quen ăn uống thiếu khoa học làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa

  • Thói quen ăn uống chung đụng, chung bát nước chấm, chung đũa, thìa, uống chung chén rượu… là nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn này có thể sinh sống thời gian dài trong dịch axit của dạ dày, chúng sống dưới lớp niêm mạc dạ dày, có ở nước bót, niêm mạc miệng… và dễ lây lan từ người này sang người khác. Vi khuẩn HP là thủ phạm gây ra các tổn thương lâu lành ở dạ dày như vết loét sâu, rộng. Theo thời gian có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
  • Thường xuyên thức khuya, ít hoạt động thể lực, thích ăn thịt, lười ăn rau… cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở đường tiêu hóa.
  • Thói quen thường xuyên tụ tập, liên hoan, tiệc tùng, uống nhiều bia rượu… khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.

Thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý lành tính như rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm… mà chúng có tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư gan.

Chính vì thế, cuối năm là thời điểm “vàng” để chúng ta cùng nhìn lại sức khỏe, chủ động tầm soát ung thư đường tiêu hóa để yên tâm đón năm mới.

Các bước thăm khám cần thực hiện trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Để phát hiện sớm các bệnh ung thư đường tiêu hóa, chúng ta cần thực hiện đầy đủ các bước tầm soát ung thư như:

  • Khám lâm sàng
Tầm soát ung thư là việc làm không thể thiếu trong dịp cuối năm

Tầm soát ung thư là việc làm không thể thiếu trong dịp cuối năm

Đây là bước thăm khám đầu tiên và không thể thiếu để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra huyết áp, nghe tim phổi, hỏi cân nặng, sờ nắn vùng bụng để tìm những dấu hiệu bất thường như đau tức vùng bụng, hạch bất thường, sờ nắn tìm khối u (nếu có)

Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi thăm về tình trạng bệnh lý cá nhân và tiền sử bệnh gia đình để có kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe.

  • Xét nghiệm máu

Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết nhằm phát hiện sớm các bệnh lý trong cơ thể và dấu ấn ung thư nếu có. Qua xét nghiệm máu có thể cho thấy các bệnh lý về múa, chẩn đoán tiểu đường, mỡ máu, đánh giá chức năng gan thận, tổn thương gan do rượu bia, nhiễm virus viêm gan B, C, HIV…

  • Chẩn đoán hình ảnh

Các chẩn đoán chuyên sâu cần làm như chụp X-quang, siêu âm, nội soi. Các kết quả thu được qua chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ xác định chính xác có hay không khối u ở đường tiêu hóa: kích thước, vị trí cụ thể của khối u và mức độ lây lan của bệnh trong cơ thể. Đặc biệt, qua nội soi đường tiêu hóa không đau, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ polyp theo nguyện vọng của người bệnh và sinh thiết nhằm xác định tính chất cụ thể của bệnh.

Nội soi đường tiêu hóa, an toàn, nhẹ nhàng, dễ chịu sẽ giúp phát hiện sớm bất thường ở đường tiêu hóa

Nội soi đường tiêu hóa, an toàn, nhẹ nhàng, dễ chịu sẽ giúp phát hiện sớm bất thường ở đường tiêu hóa

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa có thể giúp phát hiện sớm các bệnh lý bên trong cơ thể, đặc biệt là khối u để kịp thời xử lý, tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh. Với ung thư dạ dày, nếu được chữa trị ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt khoảng 71%; ung thư đại tràng: 92%; ung thư trực tràng: 87%; ung thư thực quản: 60%.

Hiện tai, bệnh viện Thu Cúc có xây dựng gói khám tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Gói khám được thiết kế khoa học với 31 danh mục khám và chi phí hợp lý sẽ giúp bạn phát hiện sớm mầm mống ung thư ngay từ khi chưa có biểu hiện cụ thể.

Xem chi tiết gói khám tại đây.

Gói khám được khuyến khích áp dụng cho những người trên 40 tuổi và có các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư, người bệnh sẽ được tư vấn điều trị trực tiếp với các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore như TS. BS Zee Ying Kiat – nổi tiếng trong điều trị các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa, đã giúp chữa trị thành công nhiều ca mắc bệnh tại Việt Nam.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital