Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là là việc cần thiết để mẹ có một thai kỳ thuận lợi, em bé sinh ra khỏe mạnh. Bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về về vấn đề này.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao bạn nên khám sức khỏe trước khi mang thai?
Trước khi làm mẹ thì việc mang thai và sinh con chưa bao giờ là dễ dàng với bất cứ ai. Bạn cần trang bị rất nhiều về kiến thức, sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt,… để chuẩn bị tốt cho thai kỳ. Trong đó, khám tiền sản là không thể thiếu trong quá trình này, bởi vì:
– Khám tiền sản có thể giúp bạn đánh giá tình hình sức khỏe, khả năng sinh sản, các bệnh di truyền hoặc các bệnh lây qua đường tình dục có thể lây sang con như: HIV, viêm gan B, giang mai, thủy đậu, rubella (sởi Đức).
– Khám sức khỏe trước mang thai giúp bạn có kế hoạch điều trị, phòng ngừa khả năng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ khi ra đời.
– Khám sức khỏe trước mang thai còn giúp bạn được tư vấn về tình trạng các bệnh lý gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai (thừa cân, tim mạch, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, trầm cảm, tuyến giúp,…
Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để bạn thay đổi, điều chỉnh các thói quen hàng ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh.
2. Những ai cần khám sức khỏe trước khi mang thai?
Vì các lý do trên, mọi phụ nữ khi có ý định có con đều nên khám sức khỏe trước khi mang thai từ vài tháng đến một năm. Ngoài ra, không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng được khuyến nghị khám sức khỏe tiền sản.
Có nhiều ý kiến cho rằng lần mang thai trước đều bình thường thì không cần khám sức khỏe tiền sản ở các lần mang thai sau. Tuy nhiên, bạn nên đi khám lại khi có ý định mang thai lần sau bởi vì sức khỏe của bạn có thể thay đổi so với trước.
Đặc biệt, nếu trường hợp gia đình bạn có người bị các bệnh di truyền hoặc bạn có tiền sử bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ bị dị tật bẩm sinh thì càng cần phải khám sàng lọc trước khi mang thai.
3. Khám sức khỏe trước khi mang thai là làm gì?
Thông thường, nam nữ khi dự định có con cần thực hiện các kiểm tra sau:
3.1. Kiểm tra sức khỏe trước khi có kế hoạch mang thai cho nữ giới
Nếu có mong muốn làm mẹ trong thời gian tới, bạn không nên bỏ qua các bước kiểm tra sức khỏe sau:
– Khám tổng quát:
Bạn cung cấp cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe trước đây của mình và người thân; sau đó bác sĩ sẽ đo huyết áp, đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra các chỉ số của cơ thể (BMI), khám tổng quát cơ quan sinh dục.
– Khám phụ khoa: giúp phát hiện các nguy cơ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai như: viêm nhiễm bộ phận sinh dục, polyp cổ tử cung, u xơ tử cung,…
– Siêu âm ổ bụng: nhằm đánh giá và phát hiện điểm bất thường (nếu có) của các cơ quan nội tạng như: gan, thận, lách, buồng trứng, tử cung,…
– Siêu âm vú: giúp phát hiện những hình thái và bệnh lý tuyến vú nếu có.
– Chụp X-quang phổi, tim.
– Điện tâm đồ: giúp phát hiện một số bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…
– Khám nha khoa: Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu mắc các bệnh về răng miệng có thể dẫn đến khả năng sinh non. Khám nha khoa sẽ giúp bác sĩ kiểm tra, đánh giá nguy cơ mắc bệnh của người phụ nữ để có biện pháp phòng ngừa và điều trị.
– Một số xét nghiệm cơ bản: huyết học, đông máu cơ bản, sinh hóa học, nước tiểu,… Các xét nghiệm này giúp kiểm tra, phát hiện các bệnh về máu, tiểu đường, chức năng gan, thận,…
– Xét nghiệm nội tiết: nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của tuyến giúp, yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh trung ương thai nhi.
– Xét nghiệm một số bệnh lây qua đường tình dục: lậu, giang mai, chlamydia,…
– Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm có thể gây hại cho thai nhi: HIV, viêm gan B, Toxoplasma, rubella, cytomegalo,…
– Khám sàng lọc một số bệnh di truyền qua nhiễm sắc thể,…
3.2. Kiểm tra sức khỏe trước khi có kế hoạch mang thai cho nam giới
Đối với người chồng, người có mong muốn làm bố, bác sĩ sẽ thực hiện các bước kiểm tra sức khỏe sau:
– Khám tổng quát:
Để khám tổng quát, bác sĩ cần người chồng cung cấp thông tin về tiền sử sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình; sau đó đo huyết áp, mạch, tim, phổi, kiểm tra các chỉ số của cơ thể (BMI), khám tổng quát cơ quan sinh dục.
– Ngoài ra, người chồng còn cần làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tinh dịch đồ, các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, chụp X-quang tim, phổi hay một số bất thường trong nhiễm sắc thể,…
4. Bạn cần lưu ý gì trước khi mang thai?
Không chỉ khám sức khỏe, để chuẩn bị cho quá trình mang thai, bạn cần thực hiện một số lưu ý dưới đây:
– Tiêm phòng vắc xin: Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng một số loại vắc xin như: cúm, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, thủy đậu, ung thư cổ tử cung, viêm gan B,… Lưu ý, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm chủng trong thai kỳ.
– Điều chỉnh thói quen hàng ngày:
+ Không uống rượu bia
+ Không hút thuốc lá
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn, thức uống có chứa caffeine
+ Cân đối trọng lượng cơ thể, tránh bị thừa cân, béo phì.
+ Bổ sung sung acid folic, canxi, sắt, vitamin hàng ngày trước khi mang thai 3 tháng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
+ Chuẩn bị tốt tâm lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi,…
+ Rèn luyện thân thể,…
Để chuẩn bị cho hành trình làm cha mẹ, các cặp vợ chồng đều nên thực hiện khám sức khỏe trước khi mang thai. Điều này sẽ giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe của chính mình, đồng thời chuẩn bị tốt nhất có thể cho quá trình mang thai, đón em bé khỏe mạnh chào đời.
Liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn và đặt lịch khám tiền sản nhanh nhất nhé!