Các chuyên gia tim mạch khuyên rằng cần theo dõi huyết áp thường xuyên đặc biệt là người bị huyết áp thấp, huyết áp cao và người cao tuổi. Vậy tại sao cần theo dõi huyết áp thường xuyên?
Menu xem nhanh:
Bệnh huyết áp không phải lúc nào cũng có dấu hiệu cảnh báo
Mặc dù thực tế khi huyết áp tăng sẽ kèm theo một số triệu chứng – nhức đầu, mất ý thức, khó thở, chóng mặt, tức ngực, mạch nhanh, chảy máu từ mũi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đối với nhiều người, hoàn toàn không có những dấu hiệu đã nêu – đó chính là một kẻ giết người thầm lặng.
Bệnh lý huyết áp dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
Thường xuyên theo dõi huyết áp có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều nguy hiểm, bởi huyết áp cao làm tăng nguy cơ các bệnh nghiêm trọng cụ thể như:
Xơ vữa động mạch: Huyết áp cao khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Khi động mạch bị cứng lại dễ gây ra những cơn đau tim.
Suy yếu mạch máu: Huyết áp cao có thể làm suy yếu các mạch máu dễ khiến chúng lồi ra gây ra chứng phình mạch máu.
Suy tim: Khi huyết áp tăng cao khiến lượng máu cung cấp cho cơ thể bị cản trở dễ dẫn đến suy tim.
Ảnh hưởng đến thận: Huyết áp tăng cao dẫn đến mạch máu ở thận suy yếu ảnh hưởng đến chức năng của nó. Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng của huyết áp khi không được điều trị.
Trì trệ hoạt động não: Các chuyên gia chỉ ra rằng không điều trị huyết áp có thể ảnh hưởng đến não bộ khiến năng lực học tập cũng như khả năng suy nghĩ giảm rõ rệt.
Giảm thị lực: Khi các mạch máu hiện diện trong mắt sẽ ngăn chặn tầm nhìn của bạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với những lý do trên đây, bạn nên thường xuyên theo dõi huyết áp có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều nguy hiểm, bởi huyết áp cao làm tăng nguy cơ các bệnh nặng. Thường xuyên hơn cả là ảnh hưởng tới tim và mạch máu não, mắt và thận, gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, suy tim và thận, các vấn đề về thị giác dẫn đến mù lòa. Vì thế trong nhà bạn nên có một máy đo huyết áp.
Huyết áp có thể tăng cao hơn do tác động của hút thuốc, muối dư thừa và chất béo trong chế độ ăn uống, stress, ít vận động. Một số bệnh khác như tiểu đường, béo phì cũng có thể tăng nguy cơ này. Chính vì thế, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp, chữa trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ, kiểm soát cân nặng và tăng cường tập luyện thể thao thường xuyên để duy trì mức huyết áp lý tưởng an toàn.
Liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn giải đáp mọi thắc mắc cần thiết.