Chúng ta đều biết buồng trứng, vòi trứng, tử cung tạo thành hệ thống cơ quan sinh sản nữ, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy thì bị tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
Tắc vòi trứng là gì?
Vòi trứng là một ống dẫn có nhiệm vụ đưa trứng từ buồng trứng tới tử cung. Khi vòi trứng bị tắc, trứng sẽ không thể di chuyển về phía tử cung. Nếu trứng gặp tinh trùng mà bị tắc lại ở vòi trứng thì vô cùng nguy hiểm. Bào tử sẽ phát triển ngay trong vòi trứng dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
Nguyên nhân gây tắc vòi trứng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vòi trứng bị tắc như:
Các chị em bị nhiễm khuẩn lậu, khuẩn Chlamydia khiến vòi trứng bị chít hẹp.
Chị em bị viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày mà không điều trị, vi khuẩn sẽ lan sang vòi trứng, buồng trứng gây bít tắc.
Nạo phá thai không an toàn cũng có thể gây biến chứng tắc vòi trứng
Trường hợp bị nhiễm khuẩn âm đạo, cổ tử cung, thoát vị nội mạc tử cung cũng có nguy cơ cao bị tắc vòi trứng.
Bệnh nhân phẫu thuật viêm ruột thừa, đặt vòng tránh thai… cũng dễ bị tắc vòi trứng.
Chị em không giữ gìn vệ sinh vùng kín cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Các chứng viêm nhiễm kể trên đều có thể gây mưng mủ, xung huyết dẫn đến kết dính, tắc vòi trứng.
Xem sau:Chậm kinh 2 ngày liệu có thai không?
Các dấu hiệu của tắc vòi trứng
Thông thường, chị em bị tắc vòi trứng không có những biểu hiện rõ ràng, bệnh rất khó nhận biết nếu không chụp chiếu, kiểm tra chuyển sâu.
Một vài biểu hiện của bệnh nhân tắc vòi trứng thường thấy đó là:
Kinh nguyệt không đều: bị tắc vòi trứng có thể ảnh hưởng tới chức năng của buồng trứng nên nhiều chị em bị bệnh sẽ có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều lại rất đa dạng. Vì thế, đây cũng chỉ được xem là một trong những biểu hiện của tắc vòi trứng, không thể xem là dấu hiệu đặc trưng.
Bụng dưới khó chịu: bệnh nhân bị tắc vòi trứng có thể có những triệu chứng như đau bụng, đau lưng, sưng cứng bụng, buồn tiểu, tiểu liên tục, kiệt sức… Nhưng đây cũng không phải là dấu hiệu đặc trưng. Những người bị các bệnh về đường tiết niệu cũng có thể có những biểu hiện trên.
Khó thụ thai: đây là điều hiển nhiên bởi ống dẫn trứng bị tắc. Bên cạnh đó, vòi trứng bị tắc sẽ ảnh hưởng tới chức năng của buồng trứng khiến khả năng thụ thai của người bệnh càng giảm.
Ngoài ra, chị em bị tắc vòi trứng còn có thể có những biểu hiện như: tăng tiết dịch âm đạo, đau khi giao hợp, mệt mỏi, tiêu hóa rối loạn.
Điều đáng nói là những biểu hiện kể trên đều rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì thế, khi có các dấu hiệu bất thường, chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán.
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?
Nhiều người cho rằng khi vòi trứng bị tắc, trứng không thể di chuyển tới tử cung nên sẽ không tạo ra kinh nguyệt. Nhưng cơ chế hình thành kinh nguyệt đó là buồng trứng tiết hormone estrogen và progesterone khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra. Vì vậy, dù vòi trứng thông hay tắc, trứng có đi vào tử cung hay không thì buồng trứng vẫn tiết hormone, niêm mạc tử cung vẫn bong ra và kinh nguyệt vẫn xuất hiện. Vì vậy, tắc vòi trứng vẫn có kinh nguyệt.
Tìm hiểu:Trễ kinh 1 tháng thai được bao nhiêu tuần?
Việc vòi trứng bị tắc chỉ cản trở trứng được thụ tinh không di chuyển vào tử cung để làm tổ trong đó, khiến chị em bị vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung. Các chị em có 2 bên vòi trứng, nếu bị tắc 1 bên thì vẫn có khả năng mang thai, sinh con.
Tắc vòi trứng vẫn có một số tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em như: gây đau bụng kinh, khiến lượng kinh nguyệt ít, gây rong kinh.
Tin liên quan
- Mơ thấy máu kinh nguyệt khi mang thai là điềm báo gì
- Những biểu hiện máu kinh nguyệt bất thường chị em cần lưu ý
- Cách làm chậm kinh nguyệt 1 tuần
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc