Tắc vòi trứng có xử trí được không là thắc mắc của nhiều người khi mắc bệnh. Tắc vòi trứng có thể xử trí khỏi nếu người bệnh đi khám và hỗ trợ điều trị sớm, đúng phương pháp theo chỉ định cụ thể của bác sĩ sản phụ khoa.
Vòi trứng thường có chiều dài từ 10 – 12cm với bán kính rất nhỏ và có những đoạn eo hẹp khác nhau. Đây là một bộ phận cực kì quan trọng có chức năng là nơi để trứng gặp tinh trùng. Sau khi trứng và tinh trùng được kết hợp tại vòi trứng, sẽ được đi chuyển vào tử cung để làm tổ. Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị tắc nghẽn hoặc bị chít hẹp gây cản trở cho sự thụ tinh hoặc khiến trứng không thể về tử cung làm tổ.
Tắc vòi trứng do nhiều nguyên nhân gây ra như:
– Do nhiễm khuẩn âm đạo – âm hộ, cổ tử cung, sau đó vi khuẩn lây ngược lên gây viêm nhiễm phần phụ hoặc do lạc nội mạc tử cung. Từ đó khiến vòi trứng bị tắc hoặc bị viêm.
– Quan hệ tình dục không an toàn, hoặc mạnh bạo khiến âm đạo hoặc cổ tử cung bị tổn thương cũng là nguyên gây viêm tắc vòi trứng.
– Bệnh cũng thường gặp ở những phụ nữ có tiền sử nạo hút thai hoặc sẩy thai nhiều lần, từng mắc bệnh xã hội như lậu, nhiễm Chlamydia, hoặc vệ sinh không sạch sẽ…cũng gây tắc vòi trứng.
Để biết bệnh tắc vòi trứng có xử trí được không cần dựa vào các nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng, mức độ bệnh cụ thể.
Bệnh không có biểu hiện lân sàng rõ ràng, nên khó phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, người bệnh tắc vòi trứng sẽ thấy các triệu chứng như:
– Kinh nguyệt bất thường, không đều hoặc rong kinh. Khi phụ nữ gặp các bệnh liên quan đến ống dẫn trứng thì có thể sẽ ảnh hưởng đến buồng trứng. Từ đó gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
– Đau bụng, trướng bụng, tiểu buốt, tiểu gấp…
Tắc vòi trứng có xử trí được không?
Vòi trứng là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung, có một đầu mở thông với ổ bụng để đón noãn, đầu còn lại thông với tử cung. Noãn và tinh trùng sẽ kết hợp tại vòi trứng rồi với di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ. Hiện tượng tắc vòi trứng là khi vòi trứng bị chít hẹp, cản trở sự di chuyển của trứng về tử cung.
Tắc vòi trứng là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh ở nữ giới. Nó chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số các bệnh gây vô sinh ở phụ nữ. Phụ nữ có thể tắc một bên vòi trứng hoặc tắc cả 2. Khi bị tắc vòi trứng cần đi khám và hỗ trợ điều trị sớm.
Tắc vòi trứng hoàn toàn có thể hỗ trợ điều trị được bằng nhiều phương pháp như:
Tiêm thuốc kháng sinh (Glucocorticoid, Proteolytic enzyme … ) vào tử cung và ống dẫn trứng để làm mềm và tách chỗ vòi trứng bị dính liền hoặc chít hẹp, đồng thời các loại thuốc này cũng có tác dụng hạn chế sự hình thành và phát triển của các xơ sợi gây hẹp vòi trứng. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng cho những trường hợp bị viêm tắc vòi trứng ở mức độ nhẹ.
Ngoài ra người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để thông tách vị trí vòi trứng bị tắc hoặc nối liền vòi trứng, cấy vòi trứng.
Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể mà có biện pháp hỗ trợ điều trị tắc vòi trứng phù hợp. Bệnh có thể xử trí khỏi nếu người bệnh đi khám và hỗ trợ điều trị sớm theo đúng phác đồ của bác sĩ.