Tắc tia sữa có mủ phải làm sao là câu hỏi của nhiều phụ nữ sau sinh bởi tình trạng này khá phổ biến nhưng có thể gây nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm hiểu cách xử lý và phòng tránh tình trạng này.
Menu xem nhanh:
1. Tắc tia sữa có mủ là tình trạng gì?
Tắc tia sữa là tình trạng lòng ống dẫn sữa bị hẹp bít làm cho sữa mẹ không thể dễ dàng chảy ra ngoài. Tình trạng này để lâu dần, sữa bị dồn ứ lại, gây tắc.
Tắc tia sữa có mủ là tình trạng nghiêm trọng xuất hiện sau khi mẹ bị tắc tia sữa khoảng hơn 1 tuần. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là sữa rỉ ra kèm theo mủ màu đục, gây cho mẹ cảm giác đau nhức ở vùng tuyến vú. Nếu núm vú không được vệ sinh sạch sẽ khả năng dẫn đến viêm tuyến vú rất cao, nặng hơn nữa là ung thư tuyến vú.
Tình trạng tắc sữa thường xảy ra khi mẹ sinh con đầu lòng. Tắc tia sữa có mủ sẽ đau hơn, mẹ nổi u cục, gây cảm giác mệt mỏi hơn tắc tia sữa thông thường.
2. Phải làm gì khi bị tắc tia sữa có mủ?
Sau đây là một số cách xử lý mẹ cần lưu ý khi gặp tình trạng tắc tia sữa có mủ:
2.1. Một số nguyên tắc xử lý cơ bản
Khi xuất hiện các dấu hiệu bị tắc tia sữa, tắc tia sữa có mủ, mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau:
– Thường xuyên vệ sinh bầu vú, đầu ti, tránh không để sữa thừa còn đọng lại, tránh vi khuẩn tiếp tục xâm nhập, đồng thời kiểm tra tình trạng mưng mủ để xử lý.
– Uống nhiều nước
– Sử dụng máy hút sữa để hỗ trợ nếu không thể dùng tay nặn hết sữa có mủ ra bên ngoài.
– Chườm đá lên 2 bầu ngực để giảm bớt cảm giác căng cứng, khó chịu.
– Không tắm nước lạnh nhằm hạn chế tình trạng ống dẫn sữa co lại.
– Không nặn bầu vú hay cố ép sữa ra ngoài.
– Giữ tinh thần thoải mái
2.2. Có nên cho bé bú khi mẹ bị tắc sữa có mủ?
Khi bị tắc sữa có mủ, mẹ tuyệt đối không được cho bé bú bởi mủ trong sữa tiết ra mẹ tiết ra lúc này có chứa nhiều chất độc, viêm nhiễm. Bé bú sữa này có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy. Điều này có thể ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa của con sau này.
Nếu bú phải lượng lớn sữa có mủ mà không không xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé.
Do đó, mẹ nên bổ sung chất dinh dưỡng bằng sữa ngoài thay cho sữa mẹ trong thời gian mắc bệnh.
2.3. Có nên tự điều trị tắc sữa có mủ tại nhà?
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng khi mới phát hiện bị tắc sữa, mẹ nên thăm khám ngay để được điều trị đúng cách và hiệu quả nhất. Đặc biệt, khi tình trạng tắc sữa chuyển sang giai đoạn kèm theo mủ, mẹ tuyệt đối không nên tự điều trị.
Tắc tia sữa có mủ có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời vì vậy, các mẹ không nên quá chủ quan. Hiện nay vẫn có nhiều mẹ áp dụng các mẹo dân gian, tự chữa tại nhà không đúng cách dẫn đến nhiễm trùng,… bệnh càng thêm nặng.
Việc uống các loại nước lá là một phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng để chữa tắc sữa. Điều này có thể làm cho mẹ bị dị ứng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Ngay từ khi mới xuất hiện dấu hiệu tắc tia sữa, mẹ cần thăm khám, thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng này như dùng thuốc, massage bầu vú,… Đặc biệt chiếu tia hồng ngoại để kích thích thông sữa được hầu hết các bác sĩ khuyên áp dụng.
Phương pháp chiếu tia hồng ngoại lên bầu ngực giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, giảm sưng đau ở bầu ngực cho mẹ. Cách điều trị này có hiệu quả lên đến khoảng 95% chỉ sau 3 ngày.
Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì tia hồng ngoại đã được chứng minh an toàn, không gây hại cho sức khỏe và chất lượng sữa mẹ. Bên cạnh đó, phương pháp này không gây đau đớn hay bất cứ tổn thương gì cho mẹ và bé.
5. Cần làm gì để phòng ngừa tắc tia sữa có mủ?
Tắc tia sữa có mủ và tắc tia sữa là tình trạng không hiếm gặp ở các mẹ sau sinh nhưng có thể phòng ngừa được nếu thực hiện các biện pháp sau:
– Sau khi bé chào đời, ho bé bú càng sớm càng tốt.
– Mẹ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt vì đây là nhu cầu bình thường sau sinh để mẹ nhanh lấy lại sức.
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ, nên ăn đồ thanh mát.
– Tránh ăn các loại thức ăn có chứa chất béo bão hòa.
– Uống nhiều nước ấm.
– Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế âu lo.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Hệ thống bệnh viện Thu Cúc TCI, phụ nữ sau sinh nên đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh lý ở mẹ và bé. Ngoài ra, trong thời gian cho con bú, mẹ cần theo dõi để có thể sớm nắm được tình trạng tắc tia sữa nếu có.
Nếu đã thực hiện đầy đủ các biện pháp trên nhưng vẫn có dấu hiệu sốt nhẹ, bầu ngực căng tức sau sinh, các mẹ nên tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và có các biện pháp chữa trị hiệu quả, kịp thời.
Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có đầy đủ các trang thiết bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, đảm bảo đem lại chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chu đáo cho chị em trước, trong và sau khi sinh.
Ngoài phương pháp điều trị tắc sữa bằng tia hồng ngoại, các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, điều trị, chỉ định kê đơn thuốc và hướng dẫn thực hiện các chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Điều này giúp mẹ điều trị hiệu quả, nhanh chóng phục hồi sức khỏe và cho con bú trở lại bình thường.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho các mẹ có thể trang bị cho mình kiến thức cơ bản về tình trạng tắc tia sữa có mủ. Từ đó, mẹ có thể xử lý kịp thời, đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau cho cả mẹ và bé.
Liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn, hỗ trợ và đặt lịch thăm khám nhanh chóng nhất!