Tắc tia sữa bị sốt có thể coi là một trong những nỗi ám ảnh của các bà mẹ sau sinh. Đây là tình trạng khá phổ biến nhưng lại bị nhiều mẹ coi nhẹ dẫn đến nhiều hệ quả làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như chất lượng sữa. Vì vậy mẹ cần hết sức lưu ý để tránh rơi vào tình cảnh căng sữa dẫn đến sốt cao.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao mẹ hay bị sốt khi tắc tia sữa?
Khi mẹ bị tắc tia sữa, sữa sẽ đọng lại và không thể thoát ra ngoài khiến cho bầu ngực bị căng và sưng lên. Lúc này các mạch máu bắt đầu giãn nở và truyền một lượng máu lớn đến bầu ngực. Các tế bào bạch cầu đồng thời được kích hoạt, chúng sẽ đi qua máu vào não và đến khu vực trung khu điều khiển nhiệt độ. Tại đây cơ thể sẽ tự động điều chỉnh việc tỏa nhiệt, nhiệt độ sinh ra sẽ lớn hơn lượng nhiệt tiêu thụ, dẫn đến việc mẹ bị sốt cao.
Khi tình trạng căng sữa ở mức độ nhẹ, nhiệt độ cơ thể mẹ có thể không tăng hoặc tăng nhẹ từ 37 đến 37.5 độ. Nhưng nếu mẹ chủ quan và tiếp tục để việc tắc tia sữa kéo dài thì mẹ sẽ bị sốt cao lên đến 38 độ hoặc có thể cao hơn, đi kèm với đó là cảm giác căng tức, cứng và sưng ở bầu ngực.
2. Tắc tia sữa bị sốt có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không?
2.1 Ảnh hưởng đến bé
– Khi tuyến sữa không được lưu thông, các tia sữa sẽ bị ứ đọng lại và vón cục khiến cho ngực mẹ bị sưng và căng lên. Lúc này bé sẽ rất khó để ngậm đúng khớp và bú được hết lượng sữa trong ngực mẹ.
– Bé có thể sẽ thấy khó chịu và quấy khóc vì mất sức khi bú mẹ nhưng không được no sữa.
– Trong trường hợp mẹ sốt cao phải dùng đến hạ sốt hoặc thuốc kháng sinh, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ nếu mẹ vẫn cho bé tiếp tục bú.
2.2 Tắc tia sữa gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ
– Căng sữa dẫn đến sốt sẽ khiến mẹ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng vì phải chịu cùng lúc cơn đau nhức từ bầu ngực và các cơn sốt kéo dài.
– Hầu hết tình tạng tắc tia sữa không gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ nhưng nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ tái đi tái lại, ảnh hưởng đến lượng sữa và có thể khiến mẹ bị mất sữa vĩnh viễn, thậm chí viêm nhiễm tuyến vú hoặc áp xe.
– Ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần, mẹ dễ bị trầm cảm, stress sau sinh từ việc sa sút sức khỏe lẫn những căng thẳng và mệt mỏi trong quá trình nuôi con.
3. Nguyên nhân dẫn đến việc tắc tia sữa bị sốt
Có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến cho mẹ bị tắc tia sữa dẫn đến sốt, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến các mẹ thường hay mắc phải như:
– Bé bú mẹ không đủ cữ hoặc không ngậm đúng khớp: Trẻ sơ sinh 1 ngày sẽ có 5 – 6 cữ bú mẹ, nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc cho bé bú sai cách sẽ khiến lượng sữa trong bầu ngực mẹ không được bé bú cạn, sữa ứ đọng lại ở tuyến vú sẽ gây ra tình trạng tắc tia sữa, ngực căng cứng và nặng trì.
– Bầu ngực không được vệ sinh thường xuyên: Trước và trong quá trình em bé bú mẹ, nếu mẹ không vệ sinh tay, bầu ngực, đầu vú sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn sữa, làm cản trở đường truyền dẫn sữa gây nên tắc tia sữa.
– Trước đó mẹ phẫu thuật đặt túi ngực: Do kích thước túi ngực khá lớn và chiếm diện tích khiến cho bầu ngực không đủ chỗ chứa lượng sữa nên mặc dù bé vẫn bú đủ cữ nhưng tình trạng tắc tia sữa vẫn có thể xảy ra.
– Chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lí, mẹ uống ít nước hoặc ăn quá nhiều chất cũng khiến cho các tuyến dẫn sữa bị tắc.
4. Mẹ cần làm gì để hạn chế việc tắc tia sữa bị sốt?
Khi bị căng sữa mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường và áp dụng các biện pháp phòng tránh dưới đây để ngăn tình trạng phát sốt ở mẹ:
– Thường xuyên cho bé bú và cho bú đủ cữ
Việc cho bé bú thường xuyên ngay cả khi mẹ đang bị tắc tia sữa sẽ kích thích các tuyến sữa hoạt động, giúp các đường truyền dẫn sữa luôn được thông thoáng. Mẹ hãy cố gắng để bé bú sạch từng bên ngực rồi mới chuyển qua bên còn lại. Khi bé bú không hết, mẹ cần vắt sạch lượng sữa còn lại ra tránh để tồn đọng lại sữa.
– Đảm bảo bầu ngực được vệ sinh sạch sẽ
Trước và sau khi quá trình cho bé bú, mẹ cần vệ sinh đầu ngực sạch sẽ để tránh lây lan vi khuẩn cho cả mẹ và bé. Mẹ hãy dùng một chiếc khăn xô sạch, nhúng vào nước ấm và lau nhẹ lên bầu ngưc, dùng ngón tay khẩy nhẹ các cặn sữa ở đầu ti để các tia sữa không bị tắc.
– Massage và chườm nóng bầu ngực để làm tan các cục sữa vón:
Mẹ hãy lấy một chiếc khăn hoặc dụng cụ chườm nóng áp lần lượt lên 2 bầu ngực và xoa đều theo chiều kim đồng hồ. Ở vị trí có các cục cứng, mẹ dùng tay day nhẹ để cục vón sữa tan dần. Mẹ có thể vừa cho bé bú, vừa dùng tay massage nhẹ nhàng bầu ngực để làm thông tắc các tia sữa. Các thao tác này đồng thời sẽ giúp mẹ làm giảm sự căng tức khó chịu của vùng ngực.
– Cân nhắc đến việc sử dụng thuốc hạ sốt hoặc giảm đau
Khi nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao, ngực có cảm giác nóng ran và sưng tấy thì mẹ không nên cố chịu đựng vì rất dễ xảy ra hiện tượng sốt co giật hoặc hôn mê. Mẹ có thể cân nhắc đến các dòng như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm cơn sốt giúp mẹ dễ chịu hơn. Nếu sau khi dùng thuốc mà không thể hạ sốt thì mẹ nên tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Nếu như đã thử nghiệm tất cả các biện pháp trên mà tình trạng tắc tia sữa vẫn chưa cải thiện mẹ nên tìm đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị tắc tia sữa. Tại Khoa sản Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc, dịch vụ thông tắc tia sữa đều được chính tay các bác sĩ với kĩ thuật chuyên môn và tay nghề cao thực hiện, ngoài ra mẹ sẽ được áp dụng các thiết bị hiện đại để hỗ trợ trong suốt quá trình điều trị như chiếu đèn hồng ngoại làm mềm cục sữa vón, sử dụng máy massage làm giãn vùng đọng sữa, dùng máy hút sữa đưa sữa ứ đọng ra ngoài, dụng cụ kích sữa nhằm tạo nhiều tia sữa, kích thích tuyến sữa phát triển.
Đặc biệt, khi đăng kí dịch vụ thai sản trọn gói tại Thu Cúc TCI, mẹ sẽ được hướng dẫn bài bản về các quy trình nuôi con bằng sữa mẹ, kích thích sữa về trong vòng 24h đầu sau sinh, được chuyên gia tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao chất lượng sữa và phòng tránh được tình trạng tắc tia sữa sau sinh.
Nếu bạn có bất kì thắc mắc hoặc cần tư vấn về các dịch vụ thai sản hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp miễn phí.