Tác hại của việc mất ngủ là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Mất ngủ thường xuyên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là dạng rối loạn giấc ngủ gồm các vấn đề về có thể kể đến như mất ngủ, ngủ nhiều, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy quá sớm hoặc không thể ngủ lại và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Nếu không được cải thiện kịp thời và đúng cách, tác hại của việc mất ngủ có thể dẫn tới mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.
2. Các đối tượng có thể bị mất ngủ
2.1. Người cao tuổi
Những người trong độ tuổi 60 – 65 tuổi dễ bị mất ngủ hơn do sự thay đổi của cơ thể liên quan lão hóa hay sử dụng thuốc gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
2.2. Người mắc bệnh mạn tính và đau liên quan bệnh lý
Các bệnh dễ gây ra tình trạng mất ngủ bao gồm: bệnh tiểu đường, mất trí nhớ, Parkinson, viêm khớp, đau cơ xơ hóa, trào ngược đường tiêu hóa…
2.3. Phụ nữ
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nam giới do gặp nhiều vấn đề như chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, thai kỳ…
2.4. Người đang gặp vấn đề tâm lý
Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực, gặp nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống sẽ có xu hướng khó ngủ, mất ngủ.
2.5. Người làm ca đêm và thay đổi múi giờ liên tục
Những người thường xuyên làm ca đêm, ngủ giờ không cố định hoặc những người thường di chuyển qua các quốc gia trái múi giờ cũng dễ bị mất ngủ.
2.6. Người có thói quen sống, ăn uống không lành mạnh
Một số thói quen có hại cho sức khỏe, gây nguy cơ mất ngủ là hút thuốc lá, ít vận động, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, uống rượu bia nhiều…
3. Tác hại của việc mất ngủ đến cuộc sống
Có thể chia mất ngủ làm 2 dạng, bao gồm mất ngủ mạn tính và mất ngủ cấp tính.
– Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ thường xuyên, lặp đi lặp lại liên tục nhiều ngày, kéo dài từ 1 tháng trở lên.
– Mất ngủ cấp tính là mất ngủ không thường xuyên, kéo dài không quá 1 tháng.
Hai loại mất ngủ này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Những tác hại của việc mất ngủ có thể xảy ra là:
– Người bệnh bị mệt mỏi, uể oải, thường xuyên trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo.
– Ngủ không đủ giấc, khó ngủ, mất ngủ khiến hệ miễn dịch kém hơn so với người bình thường.
– Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, đột quỵ dẫn đến tử vong.
– Ngủ không đủ giấc làm tăng nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư.
– Thiếu ngủ khiến làn da khô ráp, dễ lão hóa và vết thương trên da cũng khó lành hơn.
– Người mất ngủ, thiếu ngủ sẽ thường khó chịu, tâm trạng thất thường, cáu kỉnh, khó kiểm soát cảm xúc và dễ dẫn tới trầm cảm.
– Mất ngủ khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng, người bệnh thường ăn nhiều hơn. Hầu hết người bị mất ngủ thường sử dụng các loại thực phẩm dễ gây tăng cân, béo phì.
– Người mất ngủ, ngủ không đủ giấc có thể gây ra hiện tượng ảo giác, chóng mặt, có nguy cơ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.
4. Sử dụng thuốc điều trị tác hại của việc mất ngủ
Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục, tần suất 3 lần/tuần trở lên, kéo dài 1 tháng liên tục, hoặc vẫn khó ngủ dù áp dụng nhiều biện pháp cải thiện nên đi khám ngay. Người bệnh cần được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị thích hợp theo chỉ định của bác sĩ.
4.1. Dùng thuốc điều trị tác hại của việc mất ngủ
Các loại thuốc thường dùng để điều trị mất ngủ như: Orlanzapin, Clorpromazina, Sulpirid, Risperidon, Levomepromazin, Haloperidol, Thioridazine… có tác dụng trấn an, điều hòa tinh thần, làm dịu thần kinh gây mơ màng buồn ngủ.
Ngoài ra, các loại thuốc này có khả năng chống tình trạng loạn thần và điều trị chứng bệnh thần kinh như: ảo giác, hoang tưởng, tâm thần phân liệt. Khi sử dụng với các loại thuốc ngủ hay thuốc gây mê sẽ làm tăng tác dụng những loại thuốc này một cách hiệu quả.
4.2. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tác hại của việc mất ngủ
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc điều trị mất ngủ, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề như:
– Người bệnh trở nên mệt mỏi, không có năng lượng, thực hiện các động tác làm việc, sinh hoạt không chính xác hoặc suy giảm trí nhớ, trở nên lú lẫn ở người bệnh cao tuổi, miệng khô, đắng.
– Trong thời gian đầu sử dụng một số thuốc an thần, người bệnh sẽ cảm thấy: chóng mặt, buồn nôn, ù tai, nhức đầu, đau ngực…
– Nếu lạm dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết và sinh dục, dẫn tới hiện tượng vô kinh ở nữ giới và giảm ham muốn tình dục.
– Một số trường hợp xảy ra tình trạng viêm cơ tim, co giật ở một số trường hợp sử dụng thuốc an thần Clozapine quá liều chỉ định.
– Việc sử dụng thuốc giúp an thần liều lượng cao không phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người dùng thuốc có thể xảy ra tác dụng phụ ngoại tháp, rối loạn vận động cao.
5. Những cách phòng mất ngủ hiệu quả nhất
Xây dựng thói quen ngủ khoa học, tránh mất ngủ và giúp ngủ ngon hơn:
– Bao gồm tập luyện thời gian đi ngủ và thức dậy cố định, kể cả ngày cuối tuần.
– Hoạt động, vận động thường xuyên giúp giấc ngủ ngon hơn.
– Kiểm tra thuốc mà bạn đang sử dụng có chứa thành phần dễ gây mất ngủ hay không.
– Hạn chế ngủ trưa quá lâu, hoặc ngủ vào buổi chiều.
– Tránh sử dụng thức uống chứa caffeine và không hút thuốc lá.
– Không nên ăn hoặc uống quá nhiều vào buổi tối và trước khi đi ngủ để không gây ra tình trạng gián đoạn giấc ngủ.
– Thư giãn trước khi ngủ bằng cách tắm nước ấm, ngâm chân đọc sách, nghe nhạc…
Mất ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của chúng ta. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, vì thế phải xây dựng, rèn luyện để có được giấc ngủ tốt, ngon và sâu hơn.